Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên
  • VASS-70 năm (1953-2023)

Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên

03/10/2023

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Đặc điểm, tình hình

Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, mà tiền thân là Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên, trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong công tác nghiên cứu Vùng. Nghị định 53/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ đã tách ra thành 2 Viện đó là Viện Phát triển bền vững vùng Trung bộ và Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đầu năm 2009 Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 225/KHXH-QĐ ngày 22/02/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên từ đó Viện chính thức đi vào hoạt động có trụ sở đóng tại nhà E1 ngõ 29, phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Năm 2012, do yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra cho ngành khoa học xã hội cần nghiên cứu quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển khoa học xã hội cho các Vùng trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và đổi tên từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam sang Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và một số Viện trực thuộc cũng đổi tên như: Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên đổi tên thành Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.

Hiện nay, tổng số cán bộ, viên chức của Viện có trên 40 người trong đó có 33 người là biên chế chính thức và hợp đồng không xác định thời hạn còn lại là hợp đồng chờ thử việc và hợp đồng bảo vệ cơ quan (trong quỹ lương). Đa số cán bộ, viên chức có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 04 viên chức trình độ tiến sĩ; 05 thạc sĩ; 03 đang đào tạo tiến sĩ; 06 đang đào tạo thạc sĩ.

Cơ cấu tổ chức tổ chức và bộ máy quản lý của Viện gồm:

Ban lãnh đạo Viện

Tổ chức (cấp Phòng) chức năng, nghiệp vụ:

1. Phòng Tổ chức - Hành chính;

2. Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế;

3. Phòng Thông tin - Thư viện;

Tổ chức (cấp Phòng) có chức năng nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học:

1. Phòng Kinh tế;

2. Phòng Xã hội;

3. Phòng Dân tộc học/Nhân học;

4. Phòng Văn hóa;

5. Phòng Lịch sử và Khảo cổ;

6. Phòng Tôn giáo tín ngưỡng;

7. Phòng Môi trường;

8. Trung tâm Nghiên cứu phát triển;

Bên cạnh đó Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên còn có Phòng Biên tập - Trị sự tạp chí thuộc Tạp chí KHXH Tây Nguyên.

 Ngoài ra, Viện còn có Hội đồng khoa học gồm có các nhà khoa học trong các lĩnh vực dân tộc học, xã hội, văn hóa, lịch sử..., làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo Viện trong việc định hướng và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học trong cơ quan đơn vị.

Trong Viện có Chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và Chi hội Cựu chiến binh.

2. Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của Tây Nguyên từ góc độ khoa học xã hội; góp phần làm sáng rõ những vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và các lĩnh vực khoa học xã hội khác trong quá trình phát triển.

- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo đội ngũ chuyên gia về các chuyên ngành khoa học xã hội; tham gia đào tạo đại học và sau đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các tổ chức khác ở trong và ngoài nước.

- Góp ý và phản biện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên theo sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Tổ chức tư vấn khoa học và thực hiện cung cấp dịch vụ công về những vấn đề kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.

- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành.

- Ký kết thực hiện các hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và các quy chế của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định; quản lý thông tin, tư liệu thư viện của Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học.

- Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị; tài sản và kinh phí của Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

II. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

1. Về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo

Khi mới thành lập (2009) Viện phát triển bền vững vùng Tây Nguyên nay là Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên chỉ có 10 cán bộ, viên chức trong đó 06 cán bộ từ Viện Phát triển bền vững vùng Trung bộ được Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam điều động tới, và TS. Bùi Văn Đạo được bổ nhiệm Quyền Viện trưởng và TS. Bạch Hồng Việt từ Văn phòng Viện KHXH Việt Nam làm Phó Viện trưởng. Mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của cán bộ, viên chức và sự quan tâm của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tập thể cán bộ trong Viện đứng đầu là Ban lãnh đạo Viện đã tổ chức cải tạo nơi làm việc từ một trụ sở bị bỏ hoang nhiều năm thành nơi làm việc ổn định cho trên 20 cán bộ viên chức làm việc, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao. Năm 2010, Viện tiếp tục tuyển thêm 6 sinh viên trẻ về làm việc tại Viện.

Trong 4 năm từ năm 2009 - 2013, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã chuyển đi 1 Phó Viện trưởng, bổ nhiệm thêm 2 phó Viện trưởng, 1 Tổng biên tập, 1 phó Tổng biên tập tập chí, 6 Trưởng, phó phòng chuyên môn và phòng nghiên cứu. Bên cạnh đó năm 2012 Viện đã thành lập mới 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk và tuyển mới được 15 cán bộ, viên chức về làm việc tại Trung tâm.

Có thể nói sau 4 năm được thành lập đến nay cơ cấu tổ chức và bộ máy tổ chức lãnh đạo Viện và các phòng, bộ phận đã cơ bản ổn định và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời với việc củng cố và hoàn thiện tổ chức, Viện tiếp tục bổ sung lực lượng cán bộ và đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức. Viện đang từng bước xây dựng và ban hành các quy chế, quy định về tổ chức quản lý và hoạt động để đưa hoạt động của Viện vào nề nếp.

2. Những thành tựu trong hoạt động khoa học

1) Tổ chức và thực hiện có kết quả các dự án, chương trình đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng cấp Bộ, ngành và các địa phương

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của Viện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Trong 4 năm qua Viện đã chủ trì, tổ chức thực hiện và tham gia thực hiện có kết quả 6 đề tài, nghiên cứu khoa học như sau:

1. Điều tra cơ bản các dân tộc vùng Trung Bộ (dự án điều tra 2007-2009);

2. Tổ chức và hoạt động buôn làng Tây Nguyên trong phát triển bền vững (đề tài cấp Bộ 2009);

3. Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững (đề tài cấp Bộ 2010);

4. Những vấn đề cơ bản của kinh tế Tây Nguyên trong phát triển bền vững (đề tài cấp Bộ 2011);

5. Những vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững (đề tài cấp Bộ 2011);

6. Những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên trong phát triển bền vững (đề tài cấp Bộ 2011);

Dự án Điều tra cơ bản các dân tộc vùng Trung Bộ đã xác định và làm sáng tỏ một số vấn đề vừa cơ bản và cấp bách ở các dân tộc vùng Trung Bộ như: 1. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm; 2. Sinh kế khó khăn của người Kinh khu vực đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; 3. Nghèo đói và tái nghèo đói; 4. Tái định cư bởi các dự án phát triển; 5. Quản lý và sử dụng đất rừng miền núi; 6. Di hại chiến tranh; 7. Quan hệ dân tộc, tôn giáo ở các dân tộc thiểu số (DTTS); 8. Tác động của văn hoá truyền thống đến phát triển bền vững; 9. Biến đổi và suy giảm môi trường sống và thảm hoạ thiên tai. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần khắc phục những vấn đề cơ bản và bức xúc ở các dân tộc vùng Trung Bộ hiện nay.

Đề tài: Những vấn đề cơ bản của kinh tế Tây Nguyên trong phát triển bền vững, làm sáng tỏ bức tranh tổng quát về một số vấn đề cơ bản của kinh tế Tây Nguyên trong phát triển bền vững về con người, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tác động của con người đối với tài nguyên trong phát triển bền vững, những bất cập giữa gia tăng dân số với bảo vệ môi trường; Bất cập trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, trong phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác tài nguyên; Bất cập về sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững; Bất cập trong hoạch định chính sách và quản lý nhà nước cũng như sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của các tỉnh trong quá trình hội nhập. Đề tài đề xuất cần có sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Tây Nguyên sao cho tăng tỷ lệ hàm lượng khoa học kỹ thuật và công nghệ để gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Điều quan trọng hơn là tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là phải xây dựng mô hình tăng trưởng “xanh”, tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng xanh sẽ đem đến một giai đoạn mới cho sự phát triển kinh tế của vùng. Nó giải quyết tốt mối quan hệ giữa “xanh” và tăng trưởng, đạt được sự tăng trưởng về kinh tế mà vẫn duy trì sự hoà hợp với môi trường. Theo đó, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững.

Đề tài: Những vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững đã chỉ ra những vấn đề cơ bản, cấp bách của Tây Nguyên hiện nay về xã hội, gồm: 1. Áp lực dân số; 2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tụt hậu so với yêu cầu và so với cả nước; 3. Chất lượng nguồn lực con người thấp; 4. Phân hóa đời sống và đói nghèo cao; 5. Quan hệ dân tộc, tôn giáo và an ninh chính trị phức tạp; 6. Thiết chế tổ chức xã hội thôn làng đa dạng và phức tạp; 7. Mâu thuẫn sở hữu đất và quản lý đất đai; 8. Hệ thống chính trị buôn làng DTTSTC yếu kém; 9. Tư duy sản xuất nương rẫy tiểu nông ở các DTTSTC còn đậm nét. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra 06 quan điểm, 02 kiến nghị và 05 giải pháp làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của các cấp trong thời gian tới.

Đề tài: Những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên trong phát triển bền vững, nhìn chung đã chỉ ra những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên cổ truyển trong bối cảnh hội nhập, tác động của các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo. Đồng thời, chỉ ra được bức tranh nhiều màu sắc của văn hóa, tôn giáo các cư dân.

Sáu đề tài cấp Bộ nói trên đã được xuất bản thành sách cùng tên, qua đó phản ánh kết quả và thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội về vùng đất và con người Tây Nguyên trong bối cảnh phát triển bền vững, thể hiện trên một số đóng góp cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm sáng tỏ tổ chức và hoạt động buôn làng Tây Nguyên truyền thống trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo bệ môi trường vv..Những tác động mới và biến đổi của tổ chức, hoạt động buôn làng hiện nay và một số quan điểm, kiến nghị, giải pháp góp phần xây dựng buôn làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.

Thứ hai, trên cơ sở khảo sát một số giá trị truyền thống, làm sáng tỏ thực trạng và một số vấn đề cơ bản đặt ra của các lĩnh vực phát triển bền vững như kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo bệ môi trường Tây Nguyên, trên cơ sở đó xác định quan điểm, giải pháp và kiến nghị khắc phục, giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến những vấn đề cơ bản kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo bệ môi trường Tây Nguyên trong bối cảnh phát triển bền vững hiện nay cụ thể như sau:

Về kinh tế:

- Nhà nước có những chính sách mạnh và đột phá trong việc đào tạo nhanh nguồn lực con người và lao động Tây Nguyên có tri thức và chất lượng cao nhằm xây dựng nền kinh tế dựa trên phát triển khoa học công nghệ thay thế cho nền kinh tế nặng về thủ công và dựa trên khai thác tài nguyên hiện nay.

- Tái cấu trúc nền kinh tế và xác định mô hình tăng trưởng kinh tế cho phù hợp.

- Xây dựng mô hình sản xuất phù hợp và khả thi nhằm chuyển đổi từ nông nghiệp sơ khai sang nông nghiệp hiện đại.

Về xã hội:

 - Đảng và Nhà nước cần triển khai trong các dân tộc ở Tây Nguyên một chương trình tuyên truyền vận động chính trị giúp người dân các dân tộc hiểu rõ chủ trương, đường lối và chính sách các dân tộc của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khắc phục các mâu thuẫn đã và đang diễn ra trong quan hệ dân tộc.

-  Tiếp tục giải quyết các vấn đề đất đai, hiểu rộng ra là vấn đề đất và rừng, bảo đảm để người dân các dân tộc tại chỗ có đủ đất sản xuất.

- Xây dựng mô hình buôn làng phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững cho từng vùng Tây Nguyên.

- Khắc phục những mâu thuẫn trong công tác tái định cư đồng bào dân tộc thiểu số tại những vùng đất dành cho thủy điện.

- Tăng cường công tác quản lý tôn giáo để một mặt bảo đảm giáo dân sống tốt đời đẹp đạo; mặt khác, kiên quyết loại bỏ ảnh hưởng của tổ chức Tin Lành Đề Gar do các thế lực phản động xây dựng và giật dây.

- Tiếp tục triển khai theo tinh thần đổi mới và đột phá chương trình phát triển giáo dục, đào tạo cán bộ và phát triển đảng trong các dân tộc thiểu số tại chỗ để xây dựng con người mới, đội ngũ cán bộ và hệ thống cấp thôn buôn ở các dân tộc thiểu số tại chỗ vững mạnh. 

Về văn hoá, tôn giáo:

- Xây dựng ở mỗi dân tộc, chí ít ở các dân tộc có dân số lớn một đến hai làng văn hoá du lịch sinh thái, trong đó, dành không gian đất rừng thoả đáng để người dân có điều kiện duy trì các các sinh hoạt văn hoá của họ dưới dạng văn hoá sống và trong môi trường truyền thống.

- Đầu tư thoả đáng cho công tác bảo tồn những giá trị văn hoá đặc hữu.

- Bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đặc trưng tiêu biểu có thể bảo tồn và phát huy của các dân tộc Tây Nguyên  như nhà rông, sử thi, không gian cồng chiêng, lễ hội bỏ mả bằng những chính sách cụ thể, phù hợp, khả thi và hiệu quả.

Thứ ba, xem xét thực trạng của sử thi trong đời sống đương đại ở các buôn làng Tây Nguyên, nhu cầu sử dụng sử thi trong đời sống các buôn làng Tây Nguyên, từ đó đề xuất các cách thức phù hợp khả thi nhằm đưa sử thi trở lại các buôn làng Tây Nguyên.

 Ngoài ra, còn một số đề tài, dự án đang được triển khai như:

- Đề xuất nghiên cứu các phương thức đưa sử thi trở lại đời sống buôn làng;

- Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên;

- Quản lý xã hội ở vùng dân tộc Ba Na, tỉnh Gia Lai: Thực trạng, vấn đề và xu hướng (đề tài cấp Bộ 2012);

- Luật tục Ê Đê ở Đắk Lắk trong phát triển bền vững (đề tài cấp Bộ 2012);

- Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đắk Lắk - Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách (đề tài cấp Bộ 2012);

- Ẩm thực và biến đổi ẩm thực của người Xơ Đăng tỉnh Kon Tum (đề tài cấp Bộ 2012);

- Vai trò của các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (đề tài cấp Bộ 2013- 2014);

- Vai trò của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên từ 1986 đến nay (đề tài cấp Bộ 2013 - 2014).

- Báo cáo thường niên năm 2009 của Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (nghiên cứu cơ bản);

- Báo cáo thường niên năm 2010 của Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (nghiên cứu cơ bản);

- Báo cáo thường niên năm 2011 của Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (nghiên cứu cơ bản);

- Biến đổi văn hóa phi vật thể của người Tày di cư sau năm 1975 ở huyện Cư Kwin, tỉnh Đắk Lắk và một số vấn đề đặt ra;

- Nghèo đói của người Ba Na, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai - thực trạng và giải pháp;

- Biến đổi phong tục tập quán trong chu kỳ đời người của người Mường di cư ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk;

- Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Lăk (tỉnh Dăk Lăk) từ năm 1986 đến nay và một số vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững;

- Vai trò của dòng họ ở người Mạ tỉnh Lâm Đồng trong Phát triển Bền vững;

- Nghi lễ, lễ hội của người Mnông ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong bối cảnh hội nhập;

- Vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở và buôn làng người Xơ đăng đối với phát triển kinh tế xã hội huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum;

- Sự tiếp nhận giá trị văn hóa người Ê Đê của đạo Tin Lành ở huyện Cư Kwin, tỉnh Đăk Lăk và một số khuyến nghị chính sách;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lăk.

Về đề tài hợp tác:

- Văn hóa cổ truyền Mơ Nông và sự biến đổi trong xã hội đương đại, đề tài hợp tác với Quỹ phát triển khoa học công nghệ, thời gian 2012 - 2013;

- Văn hóa cổ truyền của người Ê Đê trong phát triển bền vững tỉnh Đăk Lăk, đề tài hợp tác với Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đăk Lăk, thời gian 2012 - 2013;

- Các giải pháp văn hóa - xã hội nhằm kiềm chế, đẩy lùi tệ nạn xã hội và hủ tục ở dân tộc H'Mông và dân tộc Thái tỉnh Điện Biên, đề tài hợp tác với Sở Khoa học công nghệ tỉnh Điện Biên, thời gian 2012 - 2013;

- Mỡi (tên một hình thức sinh hoạt văn hoá của người Mường) và vai trò của Mỡi trong đời sống tinh thần của người Mường ở Hòa Bình, đề tài hợp tác với Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hòa Bình 2012 - 2013.

2) Thành tích và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học

Trong khuôn khổ mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học. Viện đã cử nhiều đoàn cán bộ khoa học đi khảo sát, nghiên cứu, trao đổi hợp tác khoa học tại một số nước trên thế giới (như Campuchia, Inđônêxia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Thái Lan, Úc, Cộng hòa Pháp...). Trong các chuyến đi cán bộ khoa học của Viện cùng tham gia và đóng góp, trao đổi nhiều kết quả nghiên cứu của mình trong các hội nghị, hội thảo.

3) Thành tích về công bố, xuất bản các công trình

Từ các kết quả trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, trong quá trình phát triển từ Viện KHXH vùng Trung Bộ và Tây Nguyên - Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên - Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, cán bộ nghiên cứu trong Viện đã công bố, xuất bản nhiều đầu sách và công bố nhiều bài trên các Tạp chí chuyên ngành. Trong đó có các công trình tiêu biểu như:

- Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên do TS. Bùi Minh Đạo biên soạn (Nxb.KHXH, Hà Nội 2010).

- Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững do TS. Bùi Minh Đạo biên soạn (Nxb.KHXH, Hà Nội 2011).

- Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững do TS. Bùi Minh Đạo biên soạn ( Nxb.KHXH, Hà Nội 2012).

- Thực trạng phát triển các dân tộc Trung bộ và một số vấn đề đặt ra do TS. Bùi Minh Đạo biên soạn (Nxb.KHXH, Hà Nội 2012).

- Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững do TS. Bùi Minh Đạo biên soạn (Nxb.KHXH, Hà Nội 2011).

- Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển Tây Nguyên bền vững do PGS.TS. Đỗ Hồng Kỳ biên soạn (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2012).

- Những khía cạnh Văn hóa dân gian do PGS.TS. Đỗ Hồng Kỳ biên soạn (Nxb Lao động, Hà Nội 2012).

- Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông do PGS.TS. Đỗ Hồng Kỳ biên soạn (Nxb Lao động, Hà Nội 2012).

- Một số vấn đề cơ bản của kinh tế Tây Nguyên trong phát triển bền vững do TS. Bạch Hồng Việt biên soạn (Nxb.KHXH, Hà Nội 2012).

3. Thành tựu trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác

-  Công tác tạp chí

Tạp chí khoa học xã hội Tây Nguyên là tạp chí khoa học chuyên ngành, là cơ quan ngôn luận của Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên. Tạp chí được thành lập năm 2011, sau hơn 2 năm thành lập và phát triển, hoạt động của tạp chí ngày càng ổn định và từng bước nâng cao chất lượng khoa học. Đến nay tạp chí đã đăng tải, công bố gần 80 bài nghiên cứu và thông tin khoa học phục vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ và pháp luật của Nhà nước; trao đổi cung cấp thông tin và tri thức khoa học về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của vùng đất và con người Tây Nguyên trong phát triển bền vững.

- Công tác thông tin, tư liệu, thư viện

Trong suốt 4 năm xây dựng và phát triển, lãnh đạo Viện luôn quan tâm mạnh mẽ tới công tác thông tin, tư liệu, thư viện cả về cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân lực; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin khoa học chuyên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, phấn đấu sau 10 năm thư viện trở thành thư viện Vùng. Đến nay Thư Viện Viện KHXH vùng Tây Nguyên đã có gần 2000 đầu sách, tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế chủ yếu sách và tài liệu thuộc các lĩnh vực KHXH như kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc học/ nhân học, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử/khảo cổ v.v…

- Công tác đoàn thể và các các tổ chức chính trị - xã hội

 Công tác đoàn thể và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng luôn được Viện quan tâm, phát triển trong suốt quá trình thành lập và phát triển. Đến nay Viện có đầy đủ các tổ chức chính trị xã hội gồm: Chi bộ Đảng, Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Cựu chiến binh Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ...

Chi bộ Đảng từ khi thành lập chỉ có 4 đảng viên, qua 4 năm hoạt động đến nay Chi bộ đã phát triển lên 8 đảng viên, đảng viên trong Chi bộ luôn phát huy được vai trò lãnh đạo toàn diện, vai trò tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động của cơ quan. Hàng năm Chi bộ luôn được công nhận là Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh và 100% đảng viên đều được công nhận đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó hàng năm đều có ít nhất 01 đồng chí được công nhận đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong 4 năm hoạt động chi bộ đã kết nạp được 03 đảng viên mới và đang bồi dưỡng 01 công đoàn viên ưu tú.

Hoạt động Công đoàn luôn có sự phối hợp chặt chẽ với Chi bộ, Lãnh đạo Viện và các tổ chức đoàn thể góp phần quan trọng trong việc củng cố và tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong Viện các công đoàn viên luôn hoàn thành tốt các công việc được giao, phát huy dân chủ, tính năng động và trách nhiệm trong mọi lĩnh vực công tác. Qua 4 năm, từ chỗ chỉ có 8 đoàn viên đến nay công đoàn đã phát triển nhiều đoàn viên công đoàn nâng tổng só đoàn viên nên gần 40 đoàn viên, từ một tổ chức Công đoàn bộ phận nay đã trở thành công đoàn cấp cơ sở.

Tổ chức Đoàn thanh niên, trong qua trình xây dựng và phát triển, đơn vị luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh niên trong việc đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệm vụ, ngoại ngữ cũng như tham gia các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động văn hóa, xã hội, đơn vị luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn Thanh niên trong việc đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệm vụ, ngoại ngữ cũng như tham gia các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động văn hóa, xã hội và các hoạt động phong trào của tổ chức Đoàn thanh niên trong và ngoài đơn vị.

Hiện nay, Chi đoàn có 23 đoàn viên. Chi đoàn tham gia tích cực vào hầu hết các hoạt động của đơn vị, là nòng cốt của lực lượng tự vệ, PCCC, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao,... Hàng năm, 100% đoàn viên được xếp loại khá, Chi đoàn đã bồi dưỡng, giới thiệu được nhiều đoàn viên ưu tú cho Chi bộ bồi dưỡng, tham gia học tập các lớp tìm hiểu về Đảng.

Cùng với Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, của Hội cựu chiến binh,... cũng góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị.

III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN

Công tác thi đua, khen thưởng trong Viện đã trở thành phong trào thường xuyên và đi vào nề nếp, có tác động tích cực đến việc động viên cán bộ, viên chức nỗ lực phấn đấu trong học tập, công tác, thúc đẩy hoạt động chung cũng như hoạt động tham gia các phong trào trong Viện.

Năm 2012, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã được Chủ tịch Viện Hàn lâm tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 1 Tập thể Phòng được tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 2 cá nhân được công nhận “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; 100% cán bộ, viên chức trong Viện đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Năm 2011, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên vinh dự được Chủ tịch Viện Khoa học xa hội Việt Nam tăng cờ thi đua vì đã có thành tích 3 năm liền đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 1 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Viện KHXH Việt Nam” và 5 cá nhân được công nhận “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Năm 2010, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã được Chủ tịch Viện tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 4 tập thể Phòng được tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 4 cá nhân được công nhận “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; 100% cán bộ, viên chức trong Viện đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Năm 2009, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã được Chủ tịch Viện Hàn lâm tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 3 tập thể Phòng được tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 3 cá nhân được công nhận “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; 100% cán bộ, viên chức trong Viện đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Tập thể cán bộ, viên chức Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên luôn củng cố, giữ vững đoàn kết nội bộ, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước cũng như nội quy, quy chế của cơ quan, luôn quan tâm đến cải thiên điều kiện làm việc, đến đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của cán bộ, viên chức trong Viện.

Những thành tích và kết quả đạt được trên đây là kết quả của sự đoàn kết, nỗ lực và phấn đấu lao động và học tập của tập thể cán bộ, viên chức trong đơn vị quá trình xây dựng và phát triển.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Trong những năm tới, 2014 - 2020 Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên tiếp tục triển khai Nghị định 115 của Chính phủ. Theo đó, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm của Viện là tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trong mọi lĩnh vực công tác; tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức: hoàn thiện bộ máy quản lý, lãnh đạo Viện và tăng cường bộ máy quản lý ở các phòng, bộ phận; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý; tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy chế về tổ chức và hoạt động của Viện phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các giai đoạn tới.

2. Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ khoa học theo hướng: tập trung nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, khoa học và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực khoa học xã hội; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và chuyên nghiệp hóa đội ngữ cán bộ phục vụ nghiên cứu (cán bộ hành chính, kế toán, tạp chí, thư viện...). Chuẩn bị điều kiện cho việc chuyển trụ sở làm việc vào thành phố Buôn Ma Thuột.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tư vấn chính sách và cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học theo chức năng, nhiệm vụ của Viện; nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu và các hoạt động khoa học nói chung trong đơn vị.

4. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, tư vấn và cung cấp các dịch vụ khoa học.

5. Tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội trong đơn vị; quan tâm tốt hơn đời sống mọi mặt của cán bộ, viên chức; giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, phát huy năng lực và tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công chức để xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh.

6. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: tăng cương trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo và công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị; quản lý, sử dụng tài sản, thiết bị vật chất - kỹ thuật đúng quy định và có hiệu quả.

Nguồn: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Các tin đã đưa ngày: