Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông
  • VASS-70 năm (1953-2023)

Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông

18/09/2023

I. TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông được thành lập theo Nghị định số 26/CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ và hoạt động theo Quyết định số 230/2005/QĐ-KHXH của Viện KHXH Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông có tên giao dịch quốc tế là Institute for Africa and Middle East Studies (viết tắt là IAMES).

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khu vực Châu Phi và Trung Đông; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với khu vực Châu Phi và Trung Đông; tổ chức tư vấn, hội thảo, hội nghị khoa học, đào tạo sau đại học về những vấn đề cơ bản của khu vực; phát triển ngành nghiên cứu khoa học, đào tạo và giảng dậy về khu vực châu Phi và Trung Đông; tham gia thúc đẩy việc mở rộng các quan hệ hợp tác khoa học và các lĩnh vực hợp tác khác với khu vực Châu Phi và Trung Đông.

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU

Đóng góp của Viện thể hiện trên 2 mặt chủ yếu là nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách.

1. Công tác nghiên cứu khoa học

Kể từ khi thành lập đến nay, Viện Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông đã hoàn thành và đang thực hiện 3 đề tài cấp Nhà nước, 2 đề tài thuộc Quỹ Nafosted; 26 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ; 54 đề tài, nhiệm vụ cấp Viện; đã xuất bản 22 cuốn sách các loại. Tất cả các công trình trên đây đều được xét duyệt, thực hiện và nghiệm thu nghiêm túc, xuất bản theo đúng quy trình, đạt kết quả tốt.

Các đề tài cấp Nhà nước tập trung tìm hiểu và tìm lời giải đáp cho những vấn đề chủ yếu như: Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020; Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ai Cập trong bối cảnh mới giai đoạn 2011-2020; Biến động chính trị xã hội ở một số nước Bắc Phi - Trung Đông và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Bẫy thu nhập trung bình tại một số quốc gia Trung Đông - Bắc Phi: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam; Những vấn đề về sống đạo Công giáo và ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam. Trong 9 năm qua, Viện đã chủ trì và đang thực hiện các đề tài cấp Nhà nước là:

            1. Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020, đề tài Độc lập cấp Nhà nước, do PGS.TS. Đỗ Đức Định làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện: 2010-2012.

            2. Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ai Cập trong bối cảnh mới giai đoạn 2011-2020, Nhiệm vụ Nghị định thư, do PGS.TS. Bùi Nhật Quang làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện: 4/2011 - 4/2013.

            3. Biến động chính trị xã hội ở một số nước Bắc Phi - Trung Đông và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KX.02/11-15 Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, do PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện: 2012-2014.

4. Bẫy thu nhập trung bình tại một số quốc gia Trung Đông - Bắc Phi: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam, đề tài Quỹ NAFOSTED, do PGS.TS. Bùi Nhật Quang làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện: 2012-2013.

5. Sống đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội Việt Nam, đề tài Quỹ NAFOSTED, do TS. Lê Đức Hạnh làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện từ 2013 - 2015.

 Các đề tài cấp Bộ nghiên cứu những cụm vấn đề chủ yếu như tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa.. của Trung Đông, châu Phi trong hợp tác phát triển toàn cầu hiện nay; đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với một số nước Châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới giai đoạn 2011-2020; một số vấn đề về nông nghiệp Châu Phi và khả năng hợp tác với Việt Nam; các vấn đề cơ bản về văn hóa, chính trị, tôn giáo ở Châu Phi -  Trung Đông,  v.v...

Những đề tài cấp Bộ mà Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung  Đông đã và đang thực hiện là:

            1. Tình hình chính trị, kinh tế cơ bản của Châu Phi, PGS.TS. Đỗ Đức Định, 2005-2006.

            2. Châu Phi trong hợp tác phát triển toàn cầu hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, 2006-2007.

            3. Tình hình chính trị, kinh tế cơ bản của Trung Đông, PGS.TS. Đỗ Đức Định, 2006-2007.

            4.  Cải cách kinh tế - xã hội ở cộng hòa Nam Phi, PGS.TS. Đỗ Đức Định, 2007.

            5.  Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với một số nước Châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới giai đoạn 2011-2020, PGS.TS. Đỗ Đức Định, 2008.

            6. Những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay ở một số nước Châu Phi, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, 2008.

            7. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước Châu Phi, ThS. Trần Thùy Phương, 2008.

            8. Hợp tác phát triển nông nghiệp ở một số nước Châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới giai đoạn 2011-2020, ThS. Trần Thị Lan Hương, 2008.

              9. Một số vấn đề chính trị, kinh tế của Châu Phi và Trung Đông giai đoạn 2011-2020 và tác động đến Việt Nam, PGS.TS. Đỗ Đức Định, 2009-2010.

             10. Một số vấn đề chính trị, kinh tế của Châu Phi giai đoạn 2011-2020 và tác động đến Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, 2009-2010.

             11. Một số vấn đề chính trị, kinh tế của Trung Đông giai đoạn 2011-2020 và tác động đến Việt Nam, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, 2009-2010.

            12. Cẩm nang về Trung Đông, ThS. Đỗ Đức Hiệp, 2009-2010.

            13. Báo cáo thường niên năm 2009: Tình hình kinh tế, chính trị của Châu Phi và Trung Đông năm 2009, ThS. Trần Thị Lan Hương, 2009.

            14. Báo cáo thường niên năm 2010: Tình hình kinh tế, chính trị của Châu Phi và Trung Đông năm 2010, ThS. Trần Thùy Phương, 2010.

            15. Một số vấn đề về nông nghiệp Châu Phi và khả năng hợp tác Việt Nam - Châu Phi, TS. Hồ Việt Hạnh, 2010-2011.

            16. Các vấn đề cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đông - Thực trạng và xu hướng phát triển, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010-2012.

            17. Đánh giá tổng quát khả năng hợp tác của Việt Nam với các đối tác chủ yếu ở Châu Phi và Trung Đông, PGS.TS. Đỗ Đức Định, 2011-2012.

            18. Cộng hoà Hồi giáo Iran và khả năng hợp tác của Việt Nam đến năm 2020, PGS.TS. Trần Văn Tùng, 2011-2012.

            19. Quốc gia Algeria và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, 2011-2012.

            20. Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng hợp tác của Việt Nam đến năm 2020, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, 2011-2012.

            21. Báo cáo thường niên năm 2011: Tình hình kinh tế, chính trị của Châu Phi và Trung Đông năm 2011, ThS. Lê Quang Thắng, 2011.

            22. Báo cáo thường niên năm 2012: Tình hình kinh tế, chính trị của Châu Phi và Trung Đông năm 2012, ThS. Kiều Thanh Nga, 2012.

            23. Quan hệ quốc tế tại Bắc Phi - Trung Đông thời kỳ hậu Mùa xuân Arab: Yếu tố dầu mỏ và hướng tiếp cận của Việt Nam, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, 2013-2014.

              24. Những thay đổi chính trị chủ yếu tại Bắc Phi -Trung Đông thời kỳ hậu mùa xuân Arab và tác động đến Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, 2013 - 2014.

              25. Biến động Hồi giáo tại Trung Đông - Bắc Phi thời kỳ hậu “Mùa xuân Arab”, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013- 2014.

              26. Vai trò của tôn giáo trong đời sống chính trị hiện đại ở một số quốc gia Châu Phi - Trung Đông, TS. Lê Đức Hạnh, 2013 - 2015.

Đề tài cấp Viện đã bước đầu có những tìm tòi, nghiên cứu cơ bản về khu vực châu Phi, Trung Đông, chủ yếu do các cán bộ trẻ thực hiện và là nền tảng tốt để tạo các hướng nghiên cứu của Viện cho giai đoạn phát triển tiếp theo. 

Sách chuyên khảo, tham khảo: Với những thành tích đạt được trong nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đã xã hội hóa các sản phẩm nghiên cứu. Đến tháng 6/2013, Viện đã xuất bản 22 sách tham khảo, chuyên khảo, cẩm nang hướng dẫn các loại, góp phần tăng cường phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin về mọi lĩnh vực phát triển của khu vực châu Phi, Trung Đông và quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực này. Những sách chuyên khảo, tham khảo của cán bộ viện chức Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông  đã xuất bản trong 9 năm qua gồm:

       1. Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của Châu Phi, PGS.TS Đỗ Đức Định (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2006.

       2. Việt Nam và Châu Phi – Nghiên cứu so sánh kinh nghiệp và cơ hội phát triển, PGS.TS Đỗ Đức Định và TS. Greg Mills (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007.

       3. Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của Châu Phi hiện nay, TS. Nguyễn Thanh Hiền (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008.

       4. Trung Đông - Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới, PGS.TS Đỗ Đức Định (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008.

       5. Nam Phi - Con đường tiến tới dân chủ, công bằng và thịnh vượng, PGS.TS Đỗ Đức Định (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008.

       6. Hợp tác phát triển nông nghiệp ở Châu Phi - Đặc điểm và xu hướng, ThS. Trần Thị Lan Hương, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009.

       7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước Châu Phi, ThS. Trần Thùy Phương (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009.

       8. Châu Phi và Trung Đông năm 2008 - Những vấn đề và sự kiện nổi bật, PGS. TS. Đỗ Đức Định và TS. Nguyễn Thanh Hiền (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009.

       9. Châu Phi - Những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay, TS. Nguyễn Thanh Hiền (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2009.

       10. Cẩm nang các nước Châu Phi, PGS. TS. Đỗ Đức Định và Giang Thiệu Thanh (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, 2010.

       11. Việt Nam - Châu Phi: Từ đoàn kết hữu nghị truyền thống hướng tới hợp tác toàn diện, đối tác chiến lược, PGS. TS. Đỗ Đức Định (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2010.

       12. Vietnam and Africa: Sharing Agriculture and Development Experiences, Do Duc Dinh and Greg Mills (Co-Editor), The Social Science Publishers - With the Brenthurst Foundation, Johannesburg, 2010.

       13. Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020, TS. Bùi Nhật Quang (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2011.

       14. Thể chế - Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, PGS. TS. Trần Văn Tùng và TS. Vũ Đức Thanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

       15. Châu Phi - Một số vấn đề kinh tế và chính trị nổi bật từ sau Chiến tranh Lạnh và triển vọng, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2011.

       16. Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật, PGS.TS Đỗ Đức Định  (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2012.

       17. Châu Phi - Trung Đông năm 2011: Một số sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật, ThS. Lê Quang Thắng (Chủ biên), 2012.

       18. Cẩm nang về Trung Đông, ThS. Đỗ Đức Hiệp (Chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2012.

19. Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng hợp tác của Việt Nam đến năm 2020, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2013.

20. Quốc gia Algeria và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2013.

      21. Báo cáo thường niên năm 2012: Tình hình kinh tế, chính trị của Châu Phi và Trung Đông năm 2012, ThS. Kiều Thanh Nga (Chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2013.

22. Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Iran và khả năng hợp tác với Việt Nam, PGS.TS Đỗ Đức Định (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2013.

2. Tư vấn chính sách

Kết quả tư vấn chính sách cụ thể nhất là Viện đã tham gia cùng Bộ Ngoại giao và một số bộ ngành khác để xây dựng các chiến lược và chương trình hành động của Chính phủ về châu Phi và Trung Đông như “Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015”, “Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Phi giai đọan 2004 - 2010”, “Chiến lược hợp tác, đối tác Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2011-2020”, v.v... Chuyên gia của Viện là PGS.TS. Đỗ Đức Định đã tham gia một số đoàn chuyên gia quốc tế làm công tác tư vấn cho lãnh đạo cấp cao của một số nước châu Phi như Tổng thống Rwanda, Nhà vua và Thủ tướng Lesotho, Tổng thống Tanzania về một số vấn đề liên quan đến chính sách cải cách kinh tế - xã hội, khôi phục kinh tế sau nạn diệt chủng, công nghiệp hoá, phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo, liên kết và hợp tác khu vực...

Trong thời gian gần đây, PGS.TS. Bùi Nhật Quang đã chủ trì và trực tiếp  tham gia cùng nhóm nghiên cứu của Viện để thực hiện các báo cáo đánh giá, góp ý về các vấn đề liên quan tới châu Phi, Trung Đông để tư vấn chính sách cho các Bộ, ngành, chẳng hạn như góp ý về đàm phán Hiệp định FTA của Việt Nam với Israel gửi Bộ Công Thương, báo cáo đánh giá về biến động Mùa xuân Arab gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, các báo cáo chuyên đề thực hiện theo yêu cầu của Ban Đối ngoại Trung ương, v.v...

Ngoài việc triển khai nghiên cứu khoa học bằng việc thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở, cán bộ Viện còn tham gia công tác đào tạo tại các Học viện, trường đại học. Cụ thể: Tham gia đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho các luận văn cao học, luận án tiến sĩ tại tại Học viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Khoa Quốc tế học - Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội); Khoa Quan hệ Quốc tế - ĐH KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công đoàn, v.v…

3. Công tác Tạp chí

Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông được phát hành định kỳ hàng tháng, trở thành cơ quan ngôn luận chính thức của Viện và của ngành khoa học nghiên cứu về khu vực châu Phi và Trung Đông. Tạp chí đã có đóng góp tích cực vào việc phổ biến kiến thức về các mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực này.

Công tác Tạp chí được Viện chú trọng phát triển, nâng cao cả về lượng và chất. Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông hoạt động ổn định, đã đề cập tiếp cận đa ngành: kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa xã hội trong nghiên cứu khu vực học về Châu Phi và Trung Đông.

Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông tính đến tháng 10 năm 2013 đã ra được 97 số, mỗi tháng 1 kỳ. Nội dung Tạp chí được chia làm 4 chuyên mục chính: Châu Phi -Trung Đông, các vấn đề quốc tế, Việt Nam và Thông tin.

Bên cạnh đó Website của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (địa chỉ: www.iames.gov.vn) tiếp tục hoạt động ổn định, được đánh giá là kênh thông tin quan trọng nhất để các đối tác trong nước và quốc tế biết về Viện, nhằm phát triển hoạt động hợp tác trong nước cũng như quốc tế. Website cập nhật thông tin liên tục bằng cả hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh. Trang tin điện tử có số lượng truy cập cao, giao diện hiện đại, cung cấp cho bạn đọc cả trong và ngoài nước thông tin phong phú, cập nhật về mọi mặt hoạt động của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông: từ thông tin giới thiệu về Viện đến các hoạt động khoa học, hội nghị, hội thảo, tin tức cập nhật về Châu Phi, Trung Đông và một số bài nghiên cứu khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

4.  Công tác Tổ chức - Hành chính

Số lượng cán bộ của Viện tăng dần qua các năm, đến nay là 25 cán bộ ( kể cả cán bộ hợp đồng), được phân bố như sau:

            Tập thể lãnh đạo Viện: Năm 2004 Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông được thành lập dưới sự lãnh đạo của PGS.TS. Đỗ Đức Định(1).  Trong 9 năm qua, Viện đã có các Phó Viện trưởng là: PGS.TS. Bùi Nhật Quang(2), PGS.TS. Hồ Việt Hạnh(3).

            Lãnh đạo Viện hiện nay gồm có:

            1. PGS.TS. Bùi Nhật Quang – Viện trưởng, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Châu phi và Trung Đông.

            2. TS. Lê Đức Hạnh – Phó Viện trưởng.

            Các phòng/trung tâm nghiên cứu:

      1. Phòng Nghiên cứu Châu Phi

      2. Phòng Nghiên cứu Trung Đông

      3. Phòng Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Châu Phi và Trung Đông.

      4. Trung tâm Nghiên cứu Nam - Nam.

            Các phòng chức năng và sự nghiệp:

      5. Phòng Thông tin - Thư viện.

      6. Phòng Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông.

      7. Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế.

      8. Phòng Tổ chức - Hành chính .

5. Công tác đối ngoại

Viện đã thực hiện thành công và được đánh giá cao trong các hoạt động đối ngoại. Viện đã có hợp tác chặt chẽ với các đối tác như Quỹ Brenthust, Cộng hoà Nam Phi để tổ chức các sự kiện khoa học, các hội thảo quốc tế lớn. Viện đồng thời cũng đã ký kết và thực hiện hàng loạt các thỏa thuận hợp tác với các đối tác châu Phi, Trung Đông như Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh của UAE, Đại học Cairo (Ai Cập), Trung tâm Nghiên cứu Arab và châu Phi (Ai Cập), Viện Quan hệ quốc tế (Morocco), Đại học Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), v.v…  Ngoài ra, Viện đã thiết lập và có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đại sứ quán và cơ quan đại diện của các quốc gia Châu Phi & Trung Đông trên địa bàn Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam. Hoạt động hợp tác quốc tế thực hiện một cách hiệu quả giúp cho Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông của Việt Nam đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và giảng dạy nước ngoài biết tới, góp phần giúp cho Viện nâng cao uy tín trong các vấn đề liên quan tới nghiên cứu châu Phi, Trung Đông.

III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Sau 9 năm xây dựng và phát triển, Viện Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông đã khẳng định được vị thế của mình trong Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng như trong số các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn thủ đô Hà Nội và trong cả nước.

 Trong thời gian từ nay đến năm 2020, về cơ bản, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông sẽ tiếp tục thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như hiện tại theo Quyết định số 240/QĐ-KHXH ngày 27 tháng 2 năm 2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra như sau:

            1.Tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức.

            2. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, đặc biệt là cán bộ nghiên cứu.

            3. Nâng cao chất lượng đi đôi với tăng cường số lượng các công trình nghiên cứu khoa học, hướng tới đa dạng hóa các lĩnh vực nghiên cứu.

            4. Đóng góp nhiều hơn trong công tác tư vấn chính sách, góp phần vào việc xây dựng và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò xung kích trong tiến trình mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam với các nước Châu Phi, Việt Nam với các nước Trung Đông.

            5. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác khoa học trong và ngoài nước.

            6. Tăng cường đóng góp cho sự phát triển của ngành nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Phi và Việt Nam - Trung Đông.

            7. Tăng cường hơn nữa các công tác Đảng và đoàn thể, xây dựng Viện Nghiên cứu Châu Phi -Trung Đông thành một cơ quan nghiên cứu có tinh thần cầu thị, đoàn kết, giỏi về chuyên môn, mạnh về tổ chức, ngày càng phát triển và mở rộng.

            8. Trong công tác thông tin - thư viện chiến lược chung cho giai đoạn tới là: 1)  Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phong phú, có chất lượng; 2) Mở rộng các hoạt động phục vụ bạn đọc; 3) Tăng cường công tác trao đổi  tài liệu với các cơ quan, đơn vị liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn chính sách đối với Việt Nam, Châu Phi - Trung Đông ; 4) Nâng cao chất lượng ứng dụng thông tin; 5) Xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở, nâng cao chất lượng cán bộ vững về chuyên môn thư viện để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc; 6) Áp dụng các chuẩn các nghiệp vụ trong công tác thông tin, thư viện.

            9. Riêng đối với Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông hướng chiến lược vẫn là tiếp tục nâng cao chất lượng tạp chí dưới các hình thức cụ thể như nâng cấp chất lượng các bài viết của cộng tác viên, tập trung vào các vấn đề nóng hổi và cấp thiết của châu Phi và Trung Đông đang được thế giới và Việt Nam quan tâm; Nâng cấp trang bìa và hình thức trình bày của tạp chí để mang tính chất học thuật và nghệ thuật hơn; Đăng ký tính điểm khoa học các lĩnh vực Tạp chí chưa được tính trên ISSN; Mở rộng, phát triển mạng lưới cộng tác viên trong nước và các cộng tác viên là các chuyên gia nước ngoài về khu vực châu Phi - Trung Đông. Bên cạnh đó, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông cũng sẽ nâng cao chất lượng công tác trị sự và phát hành. Tiếp tục đẩy mạnh số lượng tạp chí đến nhiều địa chỉ bạn đọc hơn nữa; tăng cường công tác trao đổi tạp chí; Dự kiến sẽ phát hành Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông bằng tiếng Anh vào thời điểm thích hợp.

 

Nguồn: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 


(1)  PGS.TS. Đỗ Đức Định giữ chức vụ Viện trưởng, từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 4/2011, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, từ tháng 8/2005 đến tháng 4/2011.

(2)  TS. Bùi Nhật Quang giữ chức Phó Viện trưởng, từ tháng 11/2008 đến tháng 5/2011.

(3)  PGS. TS. Hồ Việt Hạnh giữ chức Phó Viện trưởng, từ tháng 11/2009 đến tháng 3/2011.

 

Các tin đã đưa ngày: