Chiều ngày 2 tháng 7 năm 2014, tại Hội trường 3D, trụ sở số 1- Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) tổ chức tọa đàm khoa học: “Ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN 2015 đối với Indonesia và tình hình hiện nay ở Biển Đông” với sự tham dự của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ngài Mayerfas, Đại sứ nước Cộng hòa Indonesia tại Việt Nam; TS. I Ketut Putra Erawan, Viện trưởng Viện Hòa bình và Dân chủ, Đại học Udayana, Bali, Indonesia; PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm.
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và TS. Hassan Wirajuda, cựu Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Indonesia tại tọa đàm “Ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN 2015 đối với Indonesia và tình hình hiện nay ở Biển Đông”
|
|
Tọa đàm do GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và TS. Hassan Wirajuda, cựu Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Indonesia đồng chủ trì. Các đại biểu tham dự được nghe TS. Hassan Wirajuda thuyết trình về “Ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN 2015 đối với Indonesia và tình hình hiện nay ở Biển Đông”. Theo TS. Hassan Wirajuda, khái niệm Cộng đồng ASEAN theo một cách nào đó là hệ quả của hơn 20 năm hợp tác và tăng cường đối thoại, nó sẽ biến ASEAN từ một hiệp hội lỏng lẻo thành một cộng đồng, đưa ASEAN trở thành một tổ chức mạnh và gắn kết. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm làm sâu sắc thêm hợp tác nội khối ASEAN nhưng ASEAN vẫn đã và đang đóng vai trò là “người xây cầu” thông qua việc phát triển nhiều tiến trình đối thoại ASEAN, bao gồm ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á, cũng như có quan hệ đối thoại với các tổ chức khu vực khác. Việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột là một nhiệm vụ khó khăn, cần nhiều thời gian, công sức và nguồn lực. Nhiệm vụ này đang trong quá trình thực hiện và không thể đạt được đầy đủ vào năm 2016.
|
|
|
Toàn cảnh tọa đàm “Ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN 2015 đối với Indonesia và tình hình hiện nay ở Biển Đông”
|
|
TS. Hassan Wirajuda, cựu Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Indonesia trình bày tham luận tại tọa đàm “Ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN 2015 đối với Indonesia và tình hình hiện nay ở Biển Đông”
|
Do vậy, việc đạt được Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 rất quan trọng để đặt ASEAN vào vị trí người cầm lái trong tiến trình xây dựng cộng đồng lớn hơn ở Đông Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khi ASEAN đang bị coi là thiếu gắn kết hơn như hiện nay thì câu hỏi đặt ra là liệu ASEAN có thể duy trì được vai trò trung tâm của mình không. Điều này liên quan tới việc Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã không thể thống nhất về một bản thông cáo chung cuối cùng – lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN đặc biệt liên quan đến Biển Đông. ASEAN đã đánh mất vai trò trung tâm của mình trong việc quản lý xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Ở điểm này, ASEAN và Trung Quốc cần trở lại với con đường đàm phán thông qua các diễn đàn như sáng kiến của Indonesia về tổ chức một hội thảo về Quản lý xung đột tiềm tàng ở Biển Đông từ năm 1996, có thể là ở kênh 1 và kênh 1,5. Đồng thời, các nước ở phía Đông nên tăng cường hợp tác chính trị và an ninh nhằm cân bằng với hợp tác kinh tế giữa các nước này.
Tọa đàm nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu tham dự; các câu hỏi đã được diễn giả giải đáp một cách hợp lý và thỏa đáng./.
Nguyễn Thu Hà