Tọa đàm khoa học “Bảng cấu trúc phân loại mục từ Bách khoa thư Kinh tế học”

12:00 20/07/2014
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Sáng ngày 18/7/2014 tại Hội trường 3D trụ sở 1A Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Bảng cấu trúc phân loại mục từ Bách khoa thư Kinh tế học” thuộc đề tài “Nghiên cứu xây dựng Bách khoa thư kinh tế học (Đề án Bách khoa thư Việt Nam)”, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học… trên địa bàn Hà Nội.

 

GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu chào mừng Tọa đàm  

Toàn cảnh Tọa đàm khoa học “Bảng cấu trúc phân loại mục từ Bách khoa thư Kinh tế học

 

Chào mừng Tọa đàm, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khẳng định sức mới và tầm quan trọng của Bách khoa thư Kinh tế học ở Việt Nam và bày tỏ mong muốn lắng nghe nhiều ý kiến trao đổi thiết thực, cụ thể của các nhà khoa học về cách tiếp cận, cách làm, kinh nghiệm trong nước và quốc tế,... đối với chủ đề này.

PGS.TS. Tạ Kim Ngọc, nghiên cứu viên cao cấp (Tạp chí Khoa học xã hội), chủ nhiệm Đề tài cho biết: Số lượng mục từ được phê duyệt trong Bách khoa thư Kinh tế học là 800 mục từ tổng hợp, 1.200 mục từ theo phân ngành kinh tế. Vì vậy, để Bảng cấu trúc phân loại mục từ được đầy đủ, có hiệu quả thì các đóng góp của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lý luận căn bản để Đề tài được thực hiện thành công…

Các ý kiến đóng góp đã tập trung thảo luận trực tiếp vào cách phân loại mục từ, thống nhất nên phân loại mục từ theo ngành, bổ sung các mục từ chuyên môn, làm rõ khái niệm bách khoa thư về kinh tế học… trên cơ sở ngân hàng dữ liệu có sẵn, kế thừa thành tựu bách khoa thư trong nước và quốc tế để lựa chọn cấu trúc mục từ theo đúng mục tiêu đặt ra.

Tổng kết Tọa đàm, PGS.TS. Tạ Kim Ngọc đã nhiệt liệt cảm ơn các nhà khoa học về các đề xuất cụ thể và mong rằng trong các giai đoạn tiếp theo, Ban chủ nhiệm Đề tài sẽ nhận được sự quan tâm và hỗ trợ về mặt lý luận của các nhà khoa học nhiều hơn nữa để Đề tài hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.

Phạm Vĩnh Hà

In trang Chia sẻ

Tin khác