Hội thảo khoa học quốc tế “Di cư ở Liên Bang Nga, Việt Nam và ASEAN trong bối cảnh hội nhập kinh tế và địa chính trị mới”

17:00 03/11/2016
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, sáng ngày 03 tháng 11 năm 2016, tại Trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) và Viện nghiên cứu Chính trị - Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Di cư ở Liên Bang Nga, Việt Nam và ASEAN trong bối cảnh hội nhập kinh tế và địa chính trị mới”.

PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm <br>Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Đến dự hội thảo có đại diện Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đại diện các Bộ, ban, ngành của Việt Nam cùng hơn 70 các nhà khoa học Việt Nam và chuyên gia quốc tế đến từ các nước Nga, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Hoa Kỳ, Brazil, Achentiha, Campuchia, Malaysia, Thái Lan.

Đại diện cho Ban tổ chức Hội thảo, về phía Việt Nam, có: PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện trưởng Viện Xã hội học; TS. Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu. Về phía Liên bang Nga, có GS. VSTT. SergeiRyazansev, Giám đốc Trung tâm Nhân khẩu học xã hội thuộc Viện nghiên cứu Chính trị - Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, di cư là vấn đề đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Sự di chuyển dân số và lao động từ nước này sang nước khác là một đặc điểm lớn trong đời sống quốc tế hiện nay, trở thành một xu hướng đáng chú ý trong bối cảnh hội nhập và địa chính trị mới, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng, di cư quốc tế là một quá trình đòi hỏi có sự quản lý, can thiệp bằng sự hợp tác của nhiều quốc gia.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến di cư như chiến tranh, xung đột vũ trang, an ninh, chính trị, kinh tế-xã hội chậm phát triển, thậm chí do thiên tai, biến đổi môi trường  như đã thấy tại nhiều quốc gia, khu vực. Song, có thể nói lý do kinh tế vẫn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các luồng di cư quốc tế ngày càng tăng. Trước nguy cơ thiếu lao động trầm trọng, nhiều quốc gia phát triển ở Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ đã nới lỏng chính sách nhập cư đối với lao động nước ngoài và tiếp nhận người di cư đến làm việc, góp phần duy trì tăng trưởng.

    GS.VSTT. Sergei Ryazansev, Giám đốc Trung tâm Nhân khẩu học<br>xã hội thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội <br>(Viện Hàn lâm Khoa học Nga) phát biểu chào mừng Hội thảo

Báo cáo Di cư và phát triển của Liên Hợp Quốc năm 2015 đã cho thấy nếu có  chính sách đúng đắn, di cư sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước đi và nước đến và cho bản thân người di cư. Tuy nhiên, trên thực tế sự phân biệt đối xử, chênh lệch phát triển, và những khác biệt về văn hóa, xã hội đang là rào cản đối với sự hòa nhập của người di cư hiện nay. Bất bình đẳng xã hội với những phân biệt đối xử đi kèm với mức sống thấp khiến cho nhiều cộng đồng người nhập cư phản kháng, thậm chí vi phạm pháp luật, gây nên tình trạng bất ổn về an ninh và ổn định chính trị ở một số quốc gia. Có thể nhận thấy người di cư có rất ít cơ hội tham gia bình đẳng và hòa nhập vào xã hội nước đến. Quyền di cư hiện không được thực thi và tôn trọng trong bối cảnh an ninh – chính trị đang diển ra phức tạp ở nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, điều quan trọng là phát triển bền vững đòi hỏi việc trao tiếng nói cho mọi tầng lớp dân cư và không để ai bị bỏ lại, phân bổ công bằng các nguồn lực và nguồn lợi.

 Trước thực trạng nói trên việc tổ chức các diễn đàn khoa học như cuộc hội thảo này là rất có ý nghĩa. Mục đích của cuộc hội thảo là nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với di cư trong bối cảnh hội nhập khu vực và trên thể giới dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, từ đó chia sẻ những phát hiện nghiên cứu và những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần ổn định các luồng di cư và cuộc sống của người di cư.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, GS.VSTT. Sergei Ryazansev, Giám đốc Trung tâm Nhân khẩu học xã hội thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã nêu lên những nguyên nhân và tác động của việc di cư đến cuộc sống của con người. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ khiến cho nhu cầu dịch chuyển lao động giữa các quốc gia ngày càng lớn. Đồng thời, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở nhiều quốc gia và một số khu vực trong thời gian gần đây cũng trở thành nguyên nhân làm gia tăng tình trạng di cư và số người nhập cư, tị nạn đến những quốc gia và khu vực, và nguyên nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng này cũng một phần là do sự cạnh tranh chiến lược, địa chính trị của các quốc gia, đặc biệt là những nước lớn. Tình trạng nhập cư không chỉ gây ra những sức ép về việc làm và thu nhập với lao động người sở tại , mà còn gây nhiều lo ngại và căng thẳng về an ninh, về các vấn đề xã hội như xung đột văn hóa, sắc tộc, tôn giáo...

Toàn cảnh Hội thảo

Sau phiên Khai mạc, Hội thảo được chia làm 3 phiên. Phiên 1: “Các quá trình trình di cư và nhân khẩu tại ASEAN” có các tham luận: 1) Các dòng nhập cư vào Malaysia: Các chính sách và thách thức do GS. NCVCC. Abdul Rahman Embong, Viện Nghiên cứu quốc tế và Malaysia, Đại học Kebangsaan (Đại học Tổng hợp quốc gia Malaysia) trình bày; 2) Những khuynh hướng phát triển kinh tế mới của các nước Đông Nam Á và quan hệ Nga - Việt (GS.TSKH. Vladimir V. Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện Hàn Lâm khoa học Nga); 3) Kinh nghiệm thành công trong quản lý di cư lao động tại Đông Á và Đông Nam Á (Jerrold W. Huguet, Cố vấn độc lập về các vấn đề dân số và phát triển, Cố vấn quốc tế của Trung tâm nghiên cứu khoa học châu Á về các vấn đề di cư (Băng Cốc, Thái Lan); 4) Di cư lao động của Việt Nam tại ASEAN và Đông Bắc Á: thực trạng và triển vọng (PGS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Hà Nội, Việt Nam); 5) Người Việt Nam thì đến Campuchia! Người Campuchia lại đi đến Thái Lan (Sam Seun, Viện Quan hệ quốc tế Học viện Hoàng gia Campuchia); 6) Di cư lao động tại Tiểu vùng  Mê-kông (PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); 7) Trẻ em di cư và nền giáo dục dành cho tất cả tại Thái Lan (PGS. Chalermpol Chamchan, Viện Nghiên cứu Xã hội và Dân số, Đại học tổng hợp Mahidol, Thái Lan); 8) Quan hệ thương mại giữa Brazil và Trung Quốc (GS.TS. Alexis T. Dantas, Đại học bang Rio de Janeiro, Brazil) và GS.TS. Maria Teresa T.B. Lemos, Đại học bang Rio de Janeiro, Brazil); 9) Vấn đề đấu tranh giành không gian: xâm chiếm vùng đất và di cư ở các vùng biên giới khu vực Viễn Đông của Nga (GS. Norio Horie, Trung tâm Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Tổng hợp Toyama, Nhật Bản); 10) Di cư lao động quốc tế từ Việt Nam sang các nước khác ở ASEAN – những vấn đề hiện nay và thách thức (Cố vấn cao cấp Vũ Ngọc Bình, Viện Nghiên cứu Dân số, gia đình và trẻ em - Hà Nội, Việt Nam).

Toàn cảnh Hội thảo

Phiên 2. “Các quá trình di cư và nhân khẩu tại Việt Nam” có 9 tham luận: 1) Di cư quốc tế của người Việt trong bối cảnh thế giới hiện nay (Nghiêm Tuấn Hùng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam); 2) Cơ cấu nhân khẩu học của dân số Nga và Việt Nam trong thế kỷ XXI (GS.TSKH. Valentina G. Dobrokhleb, Viện Nghiên cứu Dân số Xã hội học và Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga); 3) Di cư Việt Nam vào Hàn Quốc (PGS. Seongjin Kim, Ban Khoa học chính trị và Nghiên cứu quốc tế, Đại học phụ nữ Duksung, Hàn Quốc); 4) Việt Nam trong các quá trình di cư quốc tế (TS.NCVCC. Roman V. Manshin, Trung tâm Nhân khẩu học xã hội, Viện Nghiên cứu Chính trị xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Nga); 5) Di cư từ Việt Nam sang Ác-hen-ti-na và các nước Châu Á khác (GS. Cynthia A. Pizarro, Trường Nông nghiệp, Đại học Tổng hợp Buenos Aires, Argentina); 6) Những xu hướng phát triển các tiến trình hội nhập tại Việt Nam: di cư trong nước và quốc tế của công dân Việt Nam (TS. Nguyễn Quốc Hùng, Trung tâm Chiến lược Nga tại Châu Á thuộc Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga); 7) Các nhân tố kinh tế - xã hội và nhân khẩu học của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam (TS.NCVCC. Artem S. Lukyanets, Trung tâm Nhân khẩu học xã hội, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Nga); 8) Các nhân tố quyết định di cư nội bộ tại Việt Nam trong những năm 2005-2014: các kết quả nghiên cứu ban đầu từ việc áp dụng mô hình tương hỗ (Vũ Quốc Huy và Lương Thùy Dương, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); 9) Chiến lược thích ứng của những người nhập cư Nga tại thị trường lao động các nước CHXHCN Việt Nam và Đại Hàn Dân quốc (GVC. Liliia V. Maksimova; Ekaterina M. Chambaishin; và ThS. Igor S. Maksimov, Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Liên bang Viễn Đông, Nga).

Các nhà khoa học chủ tri Hội thảo       Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

Phiên 3: “Quan hệ di cư Việt – Nga” có 11 tham luận : 1) Những phương hướng di cư đi học tại nước ngoài của giới trẻ Việt: nước Nga có hay không cơ hội đón nhận những sinh viên Việt Nam? ( VSTT. Sergey V. Ryazantsev, Giám đốc Trung tâm Dân số học xã hội, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Nga); 2) Hoạt động xuất bản của các nhà khoa học Việt Nam tại các tạp chí khoa học Nga (Elena V. Rayskaya, Giám đốc và Tổng biên tập Nhà xuất bản “Giáo dục kinh tế” Nga); 3) Di cư giữa Nga và Việt Nam: vấn đề buôn bán phụ nữ (TS.NCVCC. Svetlana Yu. Sivoplyasova, Trung tâm Nhân khẩu học, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Nga); 4) Những sinh viên Việt Nam tại Đại học Liên bang Viễn Đông (GS.TS.Aleksandr Ya. Sokolovsky, Giám đốc Trung tâm Giáo dục – Văn hóa Việt Nam, Đại học Liên bang Viễn Đông, Nga); 5) Di cư lao động từ Việt Nam vào các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu trong điều kiện củng cố hội nhập kinh tế (NCS.Aleksandr A. Terakopov, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Nga); 6) Nói tiếng Nga và cộng đồng kinh tế nói tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á (PGS.TS. NCVCC. Marina N. Khramova, Viện nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Nga), và TS. Nikolay G. Kuznetsov, Đại học Tổng hợp Tâm lý - Xã hội Matxcova, Nga); 7) Tiềm năng di cư giáo dục vào Nga của các sinh viên Việt Nam (GS.TS. Elena E. PIS'MENNAYA, Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga) và NCS. Anastasiya S.MAKSIMOVA, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Nga); 8) Sự thích ứng và hội nhập của người Việt tại Matxcova như một khuynh hướng di cư tích cực (GS.TS. Irina S. Karabulatova, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Nga); 9) Đặc điểm lịch sử di cư và thực trạng hiện nay của cộng đồng người Việt tại Nga (PGS.TS.NCVCC. Gul'nara I. Gadzhimuradova, Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Nga); 10) Các chiến lược thích ứng của người lao động nhập cư Việt Nam tại Nga (GS.TS. Victoria Y. Ledeneva, Học viện Tổng thống Nga về kinh tế quốc gia và hành chính công); 11) Người Việt Nam tại vùng Viễn Đông của Nga (Dmitry P. Zorin, Sinh viên Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc Nga).

Hội thảo là nơi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, phối hợp và hợp tác nghiên cứu giữa các học giả, cá nhân, các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia nhằm nghiên cứu và tìm giải pháp khắc phục những vấn đề liên quan đến nhập cư, phát huy được những lợi ích và đóng góp của người nhập cư tại mỗi quốc gia, trong khu vực và trên thế giới./.

Nguyễn Thu Hà

 

In trang Chia sẻ

Tin khác