Thông tin hội thảo: 100 năm chủ nghĩa xã hội hiện thực và lý thuyết văn minh hậu tư bản (kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại)

17:00 05/07/2017
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết hợp với dự án World Advanced Science Research (WARP), trường Đại Học Metropolitan Autonomous (Mexico) và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “100 năm chủ nghĩa xã hội hiện thực và lý thuyết văn minh hậu tư bản (kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại)”, tên tiếng Anh: Socialist models and the Theory of Post-Capitalist Civilization (Commemorating 100 years of the Great Socialist October Revolution)

Mục đích của Hội thảo nhằm đánh giá những thành công, hạn chế cùng những bài học kinh nghiệm của tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng như các mô hình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ 21 dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga. Hội thảo đồng thời là nơi các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà hoạch định chính sách, các học giả trong nước và quốc tế đưa ra những dự đoán cho việc xây dựng một trật tự thế giới mới dựa trên một nền văn minh hậu tư bản đề cao quyền dân chủ và sự tự quyết của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, hướng tới mục tiêu cao cả là giải phóng con người.

Trên cơ sở những nghiên cứu quốc tế xung quanh chủ đề của Hội thảo, các học giả Việt Nam sẽ có điều kiện tìm hiểu và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình phát triển ở Việt Nam. Đồng thời, thông qua Hội thảo này, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, triết học, v.v... sẽ có cơ hội trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như phương pháp nghiên cứu để mở rộng giao lưu học thuật trên các lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm.

Hội thảo dự kiến tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

1. Cách mạng Tháng 10 Nga: bài học lịch sử và ý nghĩa hiện thời.

2. Mô hình xã hội chủ nghĩa thế kỷ XX và bài học kinh nghiệm cho tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.

3. Công cuộc Đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

4. Chính sách “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc trong tiến trình cải cách chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc: cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và thế giới hiện đại.

5. Các mô hình chủ nghĩa xã hội và xu hướng đổi mới xã hội vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tại Lào, Triều Tiên, Cu Ba, mô hình châu Mỹ La tinh (chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21) và một số quốc gia khác trên thế giới:  thành công, kinh nghiệm và những thách thức đặt ra.

6. Văn minh hậu tư bản và tương lai của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI.

7. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với tiến trình xây dựng nền văn minh hậu tư bản và định hướng phát triển của mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.

8. Trật tự thế giới mới và các vấn đề địa – chính trị với sự nổi lên của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong tiến trình toàn cầu hóa.

 

Thời gian tổ chức (dự kiến): từ 24/9/2017 – 29/9/2017.

Địa điểm: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

 

Thông tin chi tiết về Hội thảo, xin liên hệ:

TS. Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế

Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đth di động: 0983832969, Đth cố định: 024.33528050

Email: ngoctoan.nguyen06@gass.edu.vn

In trang Chia sẻ

Tin khác