Hội nghị góp ý về thực hiện tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18/NQ-TW, và Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới

17:00 24/12/2024
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Thực hiện Kế hoạch xây dựng Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới (Đề án) gắn với thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện Hàn lâm theo tinh thần Nghị quyết số 18/NQ-TW, chiều ngày 24/12/2024, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) tổ chức Hội nghị góp ý để hoàn thiện Đề án và vấn đề tinh gọn bộ máy của Viện Hàn lâm.

TS. Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm và PGS.TS. Tạ Minh Tuấn, ủy viên Ban Thường vụ Đảng úy, </br>Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm chủ trì Hội nghị

Tham dự Hội nghị có TS. Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm; các Phó Chủ tịch: TS. Đặng Xuân Thanh, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh và PGS.TS. Tạ Minh Tuấn; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm, các thành viên Hội đồng khoa học Viện Hàn lâm; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm; GS.TS. Đỗ Hoài Nam, nguyên Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); PGS.TS. Trần Đức Cường, nguyên Phó Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam (Nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; GS.TS. Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Phan Chí Hiếu đề nghị các đại biểu tập trung góp ý thẳng vào vấn đề cần trao đổi, thảo luận, như: lịch sử hình thành, phát triển và vị thế của Viện Hàn lâm trong hệ thống chính trị, đặc biệt rà soát lại những đóng góp về công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội cho Đảng và Nhà nước từ khi thành lập cho đến nay…; Bên cạnh đó cần lưu ý góp ý cụ thể về mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong giai đoạn ngắn và dài hạn.

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, sau khi được nghe dự thảo về tinh gọn bộ máy và Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới đa số các đại biểu đều đồng thuận về nội dung cơ bản của dự thảo, tuy nhiên còn một số điểm cần trao đổi và điều chỉnh lại để phù hợp với tình hình thực tiễn.

GS.TS. Đỗ Hoài Nam, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Nay là Viện  Hàn lâm KHXH Việt Nam) phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị nhận được hơn 19 lượt ý kiến phát biểu, trao đổi, thảo luận của các nhà khoa học nguyên lãnh đạo Viện Hàn lâm, các chuyên gia, các đồng chí là lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Viện Hàn lâm.

GS.TS. Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam (Nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phải biểu tại Hội nghị

Đối với dự thảo Đề án, các ý kiến tập trung thảo luận, góp ý môt số nội dung sau: Thứ nhất, cần đánh giá thực trạng của Viện Hàn lâm và tổ chức hoạt động của VASS sát với tình hình thực tế, đầy đủ, chính xác và thống nhất; Thứ hai, cần nêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đặc biệt là rà soát một số mục tiêu cụ thể phù hợp với năng lực thực hiện của Viện Hàn lâm và một số đơn vị đặc thù nhằm đảm bảo tính khả thi; Thứ ba, về định hướng phát triển, cần rà soát kỹ , đảm bảo tính bao quát và bám sát định hướng đã dự thảo trong văn kiện, xác định rõ hướng nghiên cứu về chính trị, đổi mới quản trị đất nước, mô hình tổng quát về các vấn đề như: hệ thống chính trị, các vấn đề liên quan đến kinh tế tri thức, quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, xây dựng các mô hình kimnh tế mới, quản trị xã hội, quản trị đất nước; Thứ tư, đối với các giải pháp. Cần làm rõ hơn các nhóm giải pháp mang tính đặc thù và đột phá, ví dụ như: phải có cơ chế đặc thù để thu hút và giữ chân người tài, đặc biệt là cơ chế đảm bảo quyền lợi cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi; Thứ năm, đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế tài chính (chuyển hoạt động nghiên cứu khoa học thực hiện theo kinh phí thường xuyên sang kinh phí đầu tư phát triển) đối các hoạt động của Viện Hàn lâm, trong đó có các Viện Nghiên cứu.

 

Đại diện lãnh đạo đơn vị phát biểu tại Hội nghị

Về vấn đề tinh gọn bộ máy, các đa số các đại biểu đều đồng thuận và thống nhất chủ trương và thực hiện có kết quả. Đại diện một số đơn vị trong diện sáp nhập trao đổi, bàn luận trên tinh thần xây dựng để lựa chọn phương án phù hợp và tínhđến hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Phan Chí Hiếu ghi nhận và cảm ơn tới các đồng chí nguyên là lãnh đạo Viện Hàn lâm đã có những ý kiến đóng góp rất cụ thể, chân tình và đầy nhiệt huyết; đồng thời khẳng định Ban chấp hành Đảng bộ, và tập thể Lãnh đạo Viện Hàn lâm sẽ tiếp thu đầy đủ,nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến góp ý ngày hôm nay từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để hoàn thiện dự thảo Đề án và thực công tác tinh gọn bộ máy trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Trước đó ngày 02/12/2024, Viện Hàn lâm đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới: thực trạng và giải pháp” nhằm hoàn thiện Đề án tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới. Tại Hội thảo này, ban tổ chức đã nhận được hơn 10 lượt ý kiến phát biểu, trao đổi, thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý (Giáo sư Võ Đại Lược, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm; PGS.TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; PGS.TS. Trần Đức Cường, GS.TS. Võ Khánh Vinh và TS. Đặng Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS.TS. Hồ Sỹ Quý, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội và PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội). Qua đó, các ý kiến đã chỉ ra những mặt hạn chế, tồn tại trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và đào tạo như các vấn đề về thể chế; cần đề xuất những giải pháp mới, đột phá và khả thi; tập trung vào nghiên cứu cơ bản; giao cho Viện Hàn lâm chủ trì và thực hiện điều tra cơ bản khoa học xã hội về các vấn đề (môi trường, lao động, dân tộc, tôn giáo, việc làm…) nhằm đưa ra phân tích xu hướng, dự báo phục vụ hiệu quả công tác tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước. Đồng thời, các đại biểu đã phân tích những khó khăn và thách thức lớn đối với Viện Hàn lâm trước bối cảnh Đảng tiến hành tổng kết Nghị quyết số 18, do đó, Viện Hàn lâm cần bám sát những chủ trương của Trung ương, chỉ đạo sát sao những điều chỉnh của Đề án bám sát với thực tiễn.

 

Nguyễn Minh Hồng

In trang Chia sẻ

Tin khác