Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Văn học: “Tiểu thuyết và hồi ký Tô Hoài sau năm 1945 dưới góc nhìn thể loại”

07:12 21/08/2020
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Ngày 20/8/2020, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Vũ Thị Thương đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Văn học; Chuyên ngành: Lý luận văn học; Mã số: 9 22 01 20; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lý Hoài Thu và TS.Lê Thị Hương Thủy.

Phát biểu tại buổi Lễ NCS. Vũ Thị Thương cho biết, mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài ở giai đoạn trước và sau năm 1945 đặc biệt là từ sau năm 1986 từ đó làm nổi bật diện mạo, sự vận động, phát triển và sự kế thừa, tiếp biến nghệ thuật viết tiểu thuyết, hồi ký ở các giai đoạn; Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi ký Tô Hoài sau năm 1945 từ góc nhìn thể loại, lý giải sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi ký; từ đó khẳng định vị trí, đóng góp, phong cách, tài năng của nhà văn trong tiến trình vận động văn xuôi Việt Nam hiện đại.

NCS. Vũ Thị Thương chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng tại buổi Lễ

Luận án chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết và hồi ký Tô Hoài sau năm 1945 dưới góc nhìn thể loại, sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi ký Tô Hoài sau năm 1945 từ đó thấy được dấu ấn phong cách, đặc điểm thi pháp và kĩ thuật tự sự của nhà văn.

Đánh giá kết quả đạt được của Luận án, Hội đồng nhất trí cho rằng: Luận án là công trình đầu tiên chuyên biệt nghiên cứu hệ thống về tiểu thuyết và hồi ký Tô Hoài sau năm 1945, dựng lại một cách tương đối đầy đủ diện mạo và quá trình phát triển của hai thể loại chính trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài giai đoạn này.

Kết quả của Luận án đã góp phần vừa làm rõ đặc điểm thể loại vừa sự nhận diện được cách hòa trộn, xóa mờ lằn ranh thể loại, góp phần làm phong phú thêm một số kiến thức lý luận thể loại văn học, gợi mở một số vấn đề đối với thực tiễn sáng tác và tiếp nhận tiểu thuyết, hồi ký văn học Việt Nam hiện đại. Bởi lẽ, Tô Hoài là một trong những tác giả tiêu biểu được giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam ở bậc phổ thông và đại học ở nước ta hiện nay.

Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.

Phạm Vĩnh Hà

(Nguồn Học viện KHXH)

 

In trang Chia sẻ

Tin khác