Ngày 23/8/2020, tại Học viện Khoa học xã hội, Số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Lý Thị Ngọc đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Chính sách công; Chuyên ngành: Chính sách công; Mã số: 9 34 04 02. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Phú Hải.
Phát biểu tại buổi Lễ, NCS. Lý Thị Ngọc cho biết: nghiên cứu được thực hiện nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam. Qua đó, đề xuất những giải pháp, nội dung xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia nhằm góp phần bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc.
|
NCS. Lý Thị Ngọc chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng tại buổi Lễ |
Theo đó, Luận án đã khái quát được bức tranh toàn cảnh về những công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia; Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia như: khái niệm chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam; vấn đề, mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam; thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia; các lĩnh vực chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia… Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam, cũng như chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề. Luận án phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam; trình bày phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
Đánh giá kết quả đạt được của Luận án, Hội đồng nhất trí cho rằng: về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, trong hoạt động thực tiễn cũng như trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia.
Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua./.
Phạm Vĩnh Hà
(Nguồn Học viện KHXH)