Nhìn lại một năm hoạt động của Viện Hàn lâm trong phòng, chống đại dịch Covid-19

17:00 28/12/2021
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đi qua thêm một năm quyết liệt “chiến đấu” với dịch Covid-19. Hiện dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng có thể thấy rằng, các giải pháp được lãnh đạo Viện Hàn lâm và Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 đưa ra trong từng thời điểm luôn có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình, xuất phát từ thực tiễn đã mang lại kết quả.

Dựa trên thực tiễn đề ra giải pháp đúng và trúng

Với vị trí là cơ quan nghiên cứu hàng đầu cả nước về khoa học xã hội và nhân văn thời gian qua Viện Hàn lâm cũng không tránh khỏi là cơ quan chịu tác động của đại dịch. Ở làn sóng dịch bệnh nào, Viện cũng đều ghi nhận các ca dương tính, nhưng nhưng dưới góc độ là cơ quan đi đầu trong phòng, chống đại dịch Ban chỉ đạo đã luôn thể hiện tốt vai trò định hướng, chỉ đạo điều hành các đơn vị thuộc và trực thuộc trong các đợt ứng phó với đại dịch, thể hiện được sự bình tĩnh, không nóng vội; chủ động kịch bản ở mức cao hơn thực tế, áp dụng giải pháp hành chính và chuyên môn y tế phù hợp ở từng thời điểm. Thực hiện tốt nhất thông điệp về 5K, tiêm phòng vaccine đầy đủ cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Phòng y tế của Viện luôn trong tư thế chủ động sẵn sàng để thực hiện tốt thông điệp “4 sớm” (phát hiện sớm, xét nghiệm sớm, cách ly sớm và điều trị sớm) kết hợp với nhiều giải pháp phòng chống dịch khác đã thực thi hiệu quả trong cuộc sống.

Tính từ thời điểm cuối tháng 4/2021, khi đợt dịch thứ tư bùng phát đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã có trên 30.000 trường hợp mắc SARS-CoV-2, trong đó, phần lớn là trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP từ 11/10 đến nay. Tại Viện Hàn lâm, do luôn nêu cao tinh thần chủ động ứng phó, nhiều cán bộ công chức viên chức và người lao động của Viện dù có mắc Covid-19 đều có diễn biến nhẹ hoặc không triệu chứng. Vì vậy đã góp phần đảm bảo sức khỏe chung cho người lao động.

Thông tin từ Ban chỉ đạo cho biết, số ca mắc Covid-19 tại Viện Hàn lâm trong những ngày qua đều nằm trong dự báo và kế hoạch ứng phó chung của Viện Hàn lâm khi Thủ đô Hà Nội chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tín hiệu đáng mừng được ghi nhận là đa số các trường hợp mắc bệnh đều đã được tiêm vaccine nên khi nhiễm thì không có triệu chứng, hoặc diễn biến nhẹ.

Trở lại thời điểm khi đợt bùng phát dịch lần thứ tư, Lãnh đạo Viện Hàn lâm và Ban chỉ đạo phòng chống đại dịch Covid-19 của Viện đã luôn quyết liệt trong việc thực hiện các giải pháp mạnh, ngay từ đầu trên quan điểm nhất quán, xuyên suốt “chống dịch như chống giặc”, bình tĩnh, sáng suốt, không chủ quan nhưng cũng không lo lắng thái quá. Lãnh đạo các cấp và các tổ chức chính trị xã hội của Viện đã thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, thường xuyên bám sát với yêu cầu thực tiễn để đưa ra các giải pháp ứng phó kip thời trước mắt, lâu dài; chủ động tìm kiếm các giải pháp hiệu quả phù hợp với thực tiễn của Viện Hàn lâm trên tinh thần hành động thần tốc, linh hoạt, sáng tạo để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Đúng như chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 - PGS.TS. Bùi Nhật Quang “Dịch càng phức tạp, chúng ta càng phải bình tĩnh đánh giá chính xác tình hình nhằm đề ra các giải pháp đúng, trúng góp phần đẩy lùi được dịch”.

Ngược trở lại vào thời điểm giữa năm 2021, khi một số tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có thủ đô Hà Nội liên tiếp ghi nhận số ca mắc lớn trong ngày. Viện Hàn lâm cũng đã ghi nhận không ít các ca dương tính do Phòng Y tế của Viện báo về, nhiều ca không xác định được nguồn lây, trong khi tỷ lệ người lao động được tiêm vaccine phòng Covid-19 mới chỉ dừng lại ở mức độ đạt do mới tiêm đủ mũi 1, chứ chưa hoàn thành tuyệt đối, tức là hoàn thành cả hai mũi tiêm. Đứng trước tình hình ấy, lãnh đạo Viện Hàn lâm và Ban chỉ đạo đã đặc biệt nêu cao tinh thần chủ động trong mọi hoạt động, công tác chuyên môn của Viện Hàn lâm, quyết liệt áp dụng biện pháp giãn cách xã hội mà thủ đô Hà Nội đang áp dụng, các đơn vị thuộc và trực thuộc tuân thủ tuyệt đối chế độ làm việc đảm bảo giãn cách, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khoa học, các hình thức họp trực tuyến, làm việc từ xa được đẩy mạnh. Hoạt động thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên trên cổng thông tin Viện Hàn lâm và các trang tin nội bộ, Bên cạnh đó là sự bám sát, phối hợp thường xuyên của các tổ chức chính trị như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội cựu chiến binh… luôn được đẩy mạnh. Theo đó, thông tin về về tình hình dịch bệnh đã luôn được cập nhật, góp phần nâng cao ý thức cho toàn thể cán bộ và người lao động tại Viện Hàn lâm. Đây là cách làm rất sát với thực tiễn, đảm bảo sự an toàn rất lớn cho toàn thể cán bộ và người lao động của Viện Hàn lâm và là giải pháp phù hợp ở thời điểm đó.

Hoạt động chuyên môn của Viện Hàn lâm được chủ động thực hiện theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người lao động

Cùng với thủ đô Hà Nội thực hiện hiệu quả 4 làn sóng đại dịch với 60 ngày giãn cách xã hội. Các biện pháp chỉ đạo và thực hiện của Viện Hàn lâm đã góp phần không nhỏ trong việc khống chế, kiểm soát dịch bệnh, tránh được nguy cơ bùng phát trong Viện Hàn lâm nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung. Cho đến nay, sự chỉ đạo sát sao ấy đã giúp cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Viện hoàn thành được chỉ tiêu tiêm đủ vaccine mũi 2, từng bước góp phần đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong đại dịch.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, các kế hoạch phòng chống đại dịch của Viện Hàn lâm ở từng thời điểm đều là tập trung vào việc bám sát thực tiễn để xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống dịch một cách chủ động, thường xuyên cùng với tinh thần “chống dịch như chống giặt”, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Viện luôn được nêu cao, đã góp phần hiệu quả cùng Viện Hàn lâm kiểm soát được dịch bệnh một cách chủ động nhất.

Cho đến nay, tại các trụ sở, công tác kiểm soát bệnh dịch không ngừng được thực hiện, duy trì trực ban 24/24, tuân thủ tuyệt đối các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ và người lao động khi đến làm việc tại Viện Hàn lâm như: Đo thân nhiệt, khử khuẩn, khai báo y tế theo mã QR... tại chốt bảo vệ các trụ sở; sự sẵn sàng của cán bộ Phòng y tế, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội luôn được đề cao và nêu gương trong việc đóng vai trò xung kích đã thực sự tạo thành những chiến tuyến hiệu quả trong phòng, chống dịch tại Viện Hàn lâm.

Thống nhất, đoàn kết để kiểm soát đại dịch

Có thể nói rằng, thêm một năm ứng phó với những biến động phức tạp của làn sóng đại dịch, tinh thần chủ động trong mọi hoạt động ứng phó với đại dịch của lãnh đạo và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Viện Hàn lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận khi thực sự đặt người lao động ở vị trí trung tâm trong công cuộc phòng chống dịch, mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Viện đã trở thành “chiến sĩ” trên mặt trận này. Theo đó, mỗi người lao động tại Viện  Hàn lâm không những chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, mà còn tích cực tham gia ủng hộ, quyên góp, cống hiến bằng sức người, sức của. Các đợt quyên góp ủng hộ theo phát động của các tổ chức chính trị, xã hội đã thu được kết quả rất cao lên tới con số vài trăm triệu đồng mỗi đợt và đã được Viện Hàn lâm trực tiếp gửi tới Mặt trận tổ quốc Việt Nam, trở thành niềm tự hào chung của toàn Viện, khi góp phần cùng cả nước và thủ đô Hà Nội chung tay phòng, chống đại dịch.

Viện Hàn lâm luôn tích cực trong các hoạt động ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

Mặt khác với phương châm “hỗ trợ kịp thời các trường hợp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19”, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm đã kịp thời hỗ trợ chính sách cho rất nhiều trường hợp đoàn viên, công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn khác cả về tinh thần và vật chất, Những lời động viên kịp thời và những gói quà hiện vật thực tế đã giúp rất nhiều hoàn cảnh người lao động của Viện Hàn lâm vượt qua khó khăn, duy trì cuộc sống, yên tâm phòng, chống dịch. 

Những kết quả ấy là cơ sở để Viện Hàn lâm thích ứng với trạng thái bình thường mới và tập trung chuyển trạng thái từ “không Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo để phục hồi phát triển kinh tế.

Phạm Vĩnh  Hà

 

In trang Chia sẻ

Tin khác