Kế hoạch số 402/KH-CĐVC về tổ chức phong trào thi đua

11:12 20/09/2021
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +

 

TỔNG LIÊN ĐỌÀN LAO ĐỘNG  VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

SỐ: 402/KH-CĐVC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức phong trào thi đua

“Cán bộ, công chức, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tao, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid -19”

Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống dịch và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương phát động; Căn cứ Kế hoạch số 130/KH-TLĐ, ngày 01/9/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam ban hành kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Cán bộ,công chức, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19 ”(sau đây gọi tắt là phong trào thi đua) với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  1. Muc đích

- Tuyên truyền, vận động, cổ vũ đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi tắt là CBCCVCLĐ) phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, đồng cam, cộng khổ, chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống đại dịch Covid-19.

- Thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp và cả nước trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 với tinh thần “Chống dịch như chống giặc ”góp phần sớm kiểm soát và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”.

  1. Yêu cầu

- Việc tổ chức phong trào thi đua là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được ưu tiên triển khai ngay trong các cấp công đoàn với cách thức linh hoạt, phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện; đảm bảo mục tiêu rõ ràng, nội dung thiết thực, sản phẩm cụ thể.

- Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng và lan toả, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, mô hình mới tiêu biểu, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.

 

II. THỜI GIAN TỐ CHỨC

Phong trào thi đua được tổ chức làm 02 đợt: Đợt 1 từ ngày 01/9/2021 đến 31/12/2021; Đợt 2 tiếp tục từ 01/01/2022 đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong phạm vi toàn quốc.

III. NỘI DƯNG PHONG TRÀO THI ĐUA

  1. Tuyên truyền trong CBCCVCLĐ và các cấp công đoàn các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống dịch; về truyền thông đoàn kết, tinh thân yêu nước của dân tộc; về hành động có trách nhiệm của công dân vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “ai ở đâu, ở đó” ở những nơi giãn cách.
  2. Mỗi đoàn viên, CBCCVCLĐ là một chiến sĩ”: chủ động nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện và vận động, thuyết phục đồng nghiệp và người thân trong gia đình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là nguyên tắc 5K, thực hiện giãn cách xã hội và chiến lược tiêm chủng vắc xin; đồng cam, cộng khổ, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, địa phương và đất nước; hỗ trợ, giúp đỡ nhau, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiệm vụ chính trị năm 2021.
  3. “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mải nhà bình yên ban chấp hành công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch Covid-19 và trong sản xuất, kinh doanh. Phối họp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong vận động đoàn viên, CBCCVCLĐ nêu cao tinh thần đồng cam, cộng khổ để thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch; bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng cho đoàn viên, CBCCVCLĐ.
  4. Các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật đối với CBCCVC và người lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng người lao động, tiết kiệm chi hành chính tham gia hỗ trợ phòng chống dịch. Có các hình thức sáng tạo, huy động nguồn lực vật chất, tinh thần, hỗ trợ cán bộ đoàn viên đang bị phong toả, giãn cách, cán bộ tham gia tuyến đầu, hỗ trợ bằng tiền, đóng góp nhiều nhu yếu phẩm, túi quà kết nối yêu thương, hiến máu cứu người.
  5. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức công đoàn các cấp, chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch; xác định rõ trách nhiệm, nêu cao bản lĩnh của từng cán bộ công đoàn vào thời điểm khó khăn, thử thách với tinh thần “Tất cả vì đoàn viên, người lao động”.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu và nội dung thi đua đã đề ra, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam cần tập trung một số giải pháp sau:

  1. Triển khai ngay phong trào thi đua với những nội dung, tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực công tác, gắn với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại các đơn vị.
  2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đoàn viên bằng nhiều cách thức, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động các kênh truyền thông trong công tác phát động, tuyên truyền, triển khai thực hiện phong trào. Kịp thời cung cấp thông tin về kết quả công tác phòng, chống dịch và nỗ lực chăm lo, hỗ trợ của các cấp công đoàn đôi với đoàn viên, người lao động.
  3. Chủ động nắm bắt thông tin, tình hình đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động; thường xuyên phối hợp, trao đổi và thống nhất với người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về các giải pháp đảm bảo an toàn, ổn định đời sống, duy trì việc làm cho đoàn viên, người lao động và hoạt động của doanh nghiệp; tham gia giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
  4. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, quy định để kịp thời huy động tất cả các nguồn lực trong và ngoài tổ chức công đoàn. Kêu gọi cán bộ, đoàn viên, công chức hưởng lương 100% từ ngân sách ít bị tác động của dịch Covid-19, ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cùng với công đoàn cấp trên hỗ trợ cho đoàn viên còn khó khăn hơn do dịch bệnh kéo dài và phức tạp, ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch. Quan tâm các chế độ, chính sách đặc thù hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động đang trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch.
  5. Kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, cách làm sáng tạo, hiệu quả và có nhiều thành tích đóng góp trong công tác phòng, chống dịch; thêm sáng kiến trong lao động sản xuất mang lại hiệu quả làm lợi cho doanh nghiệp; quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia chống dịch tại tuyến đầu, tại các khu vực dịch bệnh diễn biến phức tạp, tập trung đông công nhân lao động; các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Thực hiện các thủ tục đơn giản trong công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, ý nghĩa tôn vinh.
  6. Chủ tịch hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai, phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên hội đồng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và giám sát thực hiện phong trào thi đua đảm bảo các hoạt động thiết thực, hiệu quả.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Công đoàn Viên chức Việt Nam

- Ban hành kế hoạch tổ chức, đôn đốc, giám sát thực hiện phong trào thi đua trong các cấp công đoàn viên chức; kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung nội dung phong trào thi đua cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hướng dẫn và thực hiện công tác khen thưởng theo thẩm quyền.

- Giao Ban Chính sách-Pháp luật là bộ phận thường trực tham mưu triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào thi đua, thực hiện các thủ tục khen thưởng kịp thời,

- Giao Ban Tài chính cùng với Ban Chính sách-Pháp luật rà soát, nghiên cứu, tham mưu sửa đôi, bổ sung cơ chế, chính sách để hỗ trợ đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.

- Giao Ban Tuyên giáo-Nữ công tham mưu, hướng dẫn công tác truyền thông cho phong trào thi đua trong các cấp công đoàn viên chức.

  1. Các công đoàn trực thuộc

- Chủ động báo cáo cấp uỷ, chuyên môn đồng cấp tổ chức phong trào thi đua, cụ thể hóa các nội dung, mục tiêu, phương thức phù hợp với điêu kiện thực tiễn để triển khai có hiệu quả phong trào; chủ động, sáng tạo, linh hoạt về cách làm; có cơ chế khuyến khích các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào ở cấp mình.

- Xét khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị Công đoàn Viên chức Việt Nam khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểủ.

- Phân công rõ trách nhiệm thành viên của hội đồng thi đua - khen thưởng trong việc tổ chức, triển khai phong trào thi đua; thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo kết quả phong trào thi đua theo yêu cầu của Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Thường xuyên cập nhật báo cáo kết quả hoạt động phong trào thi đua đặc biệt này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Công đoàn Viên chức Việt Nam (qua Ban Chính sách-Pháp luật) để tổng họp báo cáo Công đoàn Viên chức Việt Nam xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

Nơi nhận:

- Đoàn Chủ tịch TLĐ (để b/c)

- Các công đoàn trực thuộc;

- Các ban CĐVCVN;

- Lưu: VT, ban CSPL

 

 

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH THƯƠNG TRỰC

 

 

 

Nguyễn Văn Đông

 

  • .

 

In trang Chia sẻ

Tin khác