Công đoàn Viên chức Việt Nam hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 06-CT-TW

17:00 09/05/2022
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +

TỒNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

……………………………….

Số:129/HD-CĐVC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………………………………………….

 

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và các Chương trình, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam

đến năm 2030 trong các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam

 

Căn cứ Kế hoạch số 185/KH-TLĐ, ngày 30/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và các Chương trình, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam hướng dẫn các công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động cửa các cấp công đoàn đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và nâng cao nhận thức của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVCLĐ) về vai trò, vị trí, trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, hôn nhân gia đình, bình, đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Việc tổ chức các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tránh hình thức, lãng phí; thực hiện lồng ghép nội dung hoạt động công tác gia đình với nhiệm vụ hoạt động công đoàn và gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình công tác hàng năm của tổ chức công đoàn.

II. MỘT SỐ CHỈ TIỂU

1. Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 90% và đến năm 2030 đạt 100% cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp và cán bộ nữ công công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về công tácgia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và nâng cao năng lực phòng chống bạo lực gia đình.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 85% và đến năm 2030 đạt trên 95% gia đình đoàn viên, CBCCVCLĐ được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức, lối sống, thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ và phòng ngừa xâm hại trẻ em; phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình.

3. Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 85% và đến năm 2030 trên 95% đoàn viên công đoàn trước khi kết hôn được các cấp công đoàn hỗ trợ trong hoạt động tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YÉU

1. Quán triệt, chỉ đạo triển khai và nâng cao hiệu quả thực hiện công tác gia đình trong các cấp công đoàn và đoàn viên, CBCCVCLĐ.

- Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình trong các cấp công đoàn và đoàn viên, CBCCVCLĐ, nhất là Chỉ thị số 06-CT/TW, các Chương trình, Chiến lược quốc gia và các văn bản liên quan đến công tác gia đình.

- Đưa việc triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình trở thành nội dung quan trọng trong xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của các cấp công đoàn. Phát huy vai trò của đoàn viên, CBCCVCLĐ trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại.

- Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công quần chúng công đoàn các cấp, nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp và cán bộ nữ công công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở những kiến thức, kỹ năng về công tác gia đình, về giá trị gia đình, xây dựng gia đình “ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” thông qua các hội nghị tập huấn hàng năm.

2. Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động truyền thông về công tác gia đình trong đoàn viên, CBCCVCLĐ.

2.1. Hoạt động trực tiếp

- Xây dựng nội dung và tổ chức cho đoàn viên, CBCCVCLĐ tham gia sinh hoạt chuyên đề về gia đình theo chủ đề hàng năm với thông điệp cụ thể, tập trung vào giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, phòng ngừa rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình đoàn viên, xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Tổ chức các hoạt động phù hợp với từng nhóm đối tượng như: Sinh hoạt câu lạc bộ, diễn đàn, tọa đàm, hội thi, hội nghị biểu dương gia đình đoàn viên, CBCCVCLĐ tiêu biểu khắc phục khó khăn, đạt nhiều thành tích trong học tập, công tác, lao động và nuôi dạy con ngoan, học giỏi, phát triến kinh tế gia đình, nhằm góp phần xây dựng gia đình đoàn viên, CBCCVCLĐ ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

2.2. Hoạt động gián tiếp

- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về xây dựng gia đình thông qua các kênh thông tin của công đoàn như: Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Trang Thông tin điện tử của các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên, CBCCVCLĐ về trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, phát triển bền vững, vun đắp, gìn giữ giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp và vận động thực hiện hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Biên soạn tài liệu tuyên truyền về công tác gia đình, phát triển các tài liệu tập huấn về công tác nữ công, chú trọng các nội dung về công tác gia đình, các kiến thức, kỹ năng ứng xử trong gia đình: Kỹ năng lắng nghe và chia sẻ trong gia đình; giao tiếp ừong gia đình; kiểm soát cảm xúc và thích nghi với điều kiện sống; quản lý và sử dụng tiền; phòng tránh và ứng phó với bạo lực gia đình...

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội trong các hoạt động: truvền thông phù hợp với điều kiện thực tế như: Facebook, Zalo...để truyền thông nhân rộng các điển hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, gia đình hòa thuận và các mô hình hoạt động hiệu quả, cách làm hay góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đoàn viên, CBCCVCLĐ.

- Nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở, nhất là vai trò của ban nữ công quần chúng trong tham mưu xây dựng các chính sách cho đoàn viên, CBCCVCLĐ khi kết hôn gắn với truyền thông tư vấn giáo dục đạo đức, lối sống gia đình (ví dụ: CĐCS có quà tặng chúc mừng khi đoàn viên kết hôn, kèm quà tặng có thể gửi gắm thông điệp, tài liệu tư vấn về các kĩ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, kĩ năng ứng xử trong gia đình).

2.3. Thời điểm tổ chức các hoạt động: Các hoạt động được tập trung tổ chức vào dịp các ngày kỷ niệm như: Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3); Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10); Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (25/1 l).

3. Tổ chức các chương trình vận động và phát triển các mô hình hỗ trợ đoàn viên, CBCCVCLĐ xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Tổ chức các chương trình vận động xây dựng gia đình hướng đến mục tiêu giáo dục các thành viên trong mỗi gia đình biết chia sẻ trách nhiệm, cùng vun đắp gia đình, chăm lo tương lai cho con cái và gắn kết đại gia đình, nhất là gia đình nhiều thế hệ cùng chúng sống để góp phần xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh.

- Vận động đoàn viên, CBCCVCLĐ tích cực tham gia các cuộc vận động của các cấp công đoàn tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trọng tâm là xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đăng ký xây dựng gia đình văn hóa.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình hỗ trợ gia đình đoàn viên, CBCCVCLĐ xây dựng gia đình hạnh phúc, không có đoàn viên là người gây bạo lực gia đình; mô hình chăm lo, hỗ trợ lao động nữ đơn thân nuôi con nhỏ; thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; mô hình “Sức khỏe của bạn” nhằm chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm các nguy cơ về sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống, năng suất và chất lượng lao động; tạo điều kiện để lao động nữ được tham gia chương trình nuôi con bằng sữa mẹ.

- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho đoàn viên, CBCCVCLĐ vay vốn từ các nguồn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện có hiệu quả chương trình “Mái ấm công đoàn” hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho đoàn viên, CBCCVCLĐ công đoàn khó khăn về nhà ở; hỗ trợ kịp thời những gia đình, giúp đỡ con đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid-19.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp triển khai thực hiện công tác gia đình

- Chủ động báo cáo với cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn các cấp, các tổ chức đoàn thể ở các cơ quan, đơn vị để tổ chức các hoạt động về gia đình. Bám sát chương trình hoạt động của cấp ủy, chính quyền để đề xuất nguồn lực thực hiện công tác gia đình trong đoàn viên, CBCCVCLĐ.

- Đẩy mạnh chương trình phúc lợi cho đoàn viên, CBCCVCLĐ, tăng cường ký kết với các doanh nghiệp có uy tín trợ giá các dịch vụ, hàng hóa giải quyết khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, CBCCVCLĐ.

5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác gia đình, tham gia xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về gia đình

- Các cấp công đoàn cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ, hàng năm việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, đánh giá hiệu quả các mô hình, phong trào đã thực hiện. Thông qua việc đánh giá để tạo phong trào thi đua giữa các CĐCS với nhau và tạo sự lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, CBCCVCLĐ.

- Nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CBCCVCLĐ, nhất là chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, sức khỏe, an toàn, vệ sinh lao động, vấn đề nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con đoàn viên, CBCCVCLĐ. Nghiên cứu các vấn đề về gia đình mới nảy sinh trong gia đình đoàn viên, CBCCVCLĐ trong thời đại 4.0 để tham mưu, đề xuất, điểu chỉnh chính sách kịp thời, hợp lý và có hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp đối với đoàn viên, CBCCVCLĐ.

- Phát huy vai trò đại diện của tổ chức công đoàn tham gia các đoàn giám sát của các cấp công đoàn; các đoàn giám sát liên ngành về thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch; phát hiện bất cập và kịp thời kiến nghị, đề xuất giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em, đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho gia đình đoàn viên, CBCCVCLĐ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn tài chính công đoàn trong dự toán hàng năm của công đoàn các cấp.

- Kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công đoàn Viên chức Việt Nam

 - Đôn đốc, chỉ đạo các công đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Hướng dẫn này bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

- Giao Ban Tuyên giáo - Nữ công đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và xây dựng gia đình trong tình hình mới.

- Định kỳ, tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện gửi về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo quy định.

2. Các công đoàn trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam

- Căn cứ Hướng dẫn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, các cấp công đoàn xây dựng kế hoạch để triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung trong Hướng dẫn này; đưa nội dung hoạt động công tác nữ công hàng năm vào chương trình công tác công đoàn phù họp với các mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng gia đình và phát triển của từng cơ quan, đơn vị.

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện gắn với báo cáo kết quả công tác nữ công hàng năm gửi về Công đoàn Viên chức Việt Nam (qua Ban Tuyên giáo - Nữ công) trước ngày 25/10 và báo cáo sơ kết, tổng kết khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Trên đây là Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và các Chương trình, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trong các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam đề nghị ban chấp hành, ban thường vụ các công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện.

 

Nơi nhận:

- Thường trực BTV CĐVCVN;

- Các Công đoàn trực thuộc CĐVCVN;

- Lưu VT, TG-NC.

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

Phan Phương Hạnh

 

 

 

 

 

DẠNH MỤC TÀI LIỆU KÈM THEO KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và các Chương trình, Chiến luộc phát triển gia đình Việt Nam

đến năm 2030 trong CNVCLĐ

(Số 129/HD-CĐVC ngày22 tháng 4 năm 2022)

  1. Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021 - 2030).
  2. Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
  3. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025.
  4. Quyết định số 96/QĐ-TTg ngàỵ 19/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.
  5. Quyết định số 537/QĐ-TTg ngàỵ 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030.

Đề nghị các đơn vị truy cập vào địa chỉ: http//congdoanvn.org.vn để lấy các tài liệu trên, đồng thời nghiên cứu thêm các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn liên quan đến công tác nữ công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

In trang Chia sẻ

Tin khác