|
Chủ tịch VIện Hàn lâm, TS. Phan Chí Hiếu phát biểu tại Hội nghị |
Phát biểu chào mừng Hội nghị, TS. Phan Chí Hiếu đã nhiệt liệt chào mừng sự có mặt của toàn thể đại biểu nhất là sự có mặt chủ trì của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và cho rằng những trao đổi tại Hội nghị sẽ là cơ sở để hai bên có thể triển khai thêm nhiều hoạt động hợp tác hơn trong thời gian tới.
Báo cáo kết quả công tác nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm và phương hướng hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm đã nhấn mạnh kết quả đạt được của các đề án cấp Quốc gia trong đó nhấn mạnh đến Đề án Óc Eo (nghiên cứu khu di tích Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa); Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Các chương trình trọng điểm cấp Bộ bao gồm Dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long”; Chương trình “Khoa học xã hội và nhân văn về biển của Việt Nam phục vụ mục tiêu bảo vệ và phát triển đất nước”; Chương trình “Khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội tại địa phương”; Chương trình “Xây dựng bộ chỉ số đảm bảo an sinh quốc gia”; Chương trình “Nghiên cứu tổng thể vùng biên giới đất liền ở Việt Nam góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị trong điều kiện hiện nay”; Chương trình “Nghiên cứu cục diện thế giới đến năm 2023 phục vụ mục tiêu hội nhập và phát triển đất nước giai đoạn mới”; Chương trình “Xây dựng hệ giá trị Quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Hệ đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở và hoạt động chung của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
|
Bộ trưởng Bộ KH&CN, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị |
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Viện Nguyễn Đức Minh cũng chia sẻ, hoạt động hợp tác giữa Viện Hàn lâm và Bộ Khoa học và Công nghệ đã được hai bên tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu ở cấp độ mới với nhiều hoạt động cụ thể thiết thực như: (1). Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 trong đó có một số nội dung mới về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm như:
-
Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Kinh tế Việt Nam hoạt động đến hết năm 2023 sau đó thực hiện sáp nhập Trung tâm Phân tích và Dự báo vào Viện Kinh tế Việt Nam.
-
Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.
-
Viện Nghiên cứu Kinh Thành, Viện Khảo cổ hoạt hoạt động đến hết năm 2024 sau đó thực hiện sáp nhập Viện Nghiên cứu Kinh Thành vào Viện Khảo cổ học.
-
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam vào Viện Ngôn ngữ học.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, Viện Hàn lâm là một trong những cơ quan tham gia tích cực vào việc xây dựng, tư vấn, góp ý cho Ban Bí Thư, Chính phủ và các cơ quan trung ương trong các dự thảo Nghị quyết, chiến lược, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2025 với nhiều Đề án như: Đề án Xây dựng đội ngũ trí thức (hiện đã được Bộ Khoa học và Công nghệ trình dự thảo Chiến lược Phát triển đội ngũ trí thức Viện Nam đến năm 2030 lên Chính phủ); Xây dựng các báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thông qua Đề tài Nhà nước “Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và khuyến nghị chính sách (Đề án có sự phối hợp với Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các báo cáo thuộc Đề án được gửi lên Bộ Khoa học và Công nghệ theo quý để cùng phối hợp khi chính phủ có yêu cầu); Báo cáo tư vấn hàng tháng cho Chính phủ về kinh tế thế giới và Việt Nam, nhiều báo cáo đã được Chính phủ phê duyệt để chuyển sang địa chỉ áp dụng cụ thể; Viện Hàn lâm và Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp thực hiện các diễn đàn phản biện xã hội, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng trăm các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia của nhiều Ban, Bộ, ngành trung ương và địa phương; Tham dự và đóng góp ý kiến qua các hội thảo thường niên M+4V giữa Bộ Khoa học và Công nghẹ với 4 think tank hàng đầu của Việt Nam gồm Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh…
|
PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm báo cáo kết quả hợp tác giữa hai bên tại Hội nghị |
Từ các kết quả trên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã trân trọng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện và cùng nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai bên trong một số lĩnh vực như:
Một là, hợp tác trong việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch khoa học hàng năm gồm các kế hoạch trung, dài hạn gắn chặt với các chiến lược, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ nhằm thực hiện có chất lượng các chức năng, nhiệm vụ của Viện Hàn lâm.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc quản lý các Đề án (Óc Eo, Đề án Bách khoa toàn thư) và các chương trình/đề tài/nhiệm vụ khoa học khác nhằm đạt hiệu quả, đúng quy trình, tiến độ và các yêu cầu của chính phủ giao.
Ba là, tiếp tục hỗ trợ mở rộng hợp tác bằng việc triển khai các chương trình trọng điểm cấp Bộ mở mới, trước hết là tạo điều kiện mở mới trong năm 2023 chương trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện với di tích khảo cổ Rộc Tưng – Gờ Đá, An Khê do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, Viện Hàn lâm phối hợp theo Thông tư 173/TB-VPCP ngày 15/6/2022 thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
|
Toàn cảnh Hội nghị |
Ngoài ra Viện Hàn lâm cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai trong năm 2023 Chương trình cấp Bộ trọng điểm nghiên cứu Nhà nước pháp quyền phụ vụ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 27/NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bốn là, tạo điều kiện để các nhà khoa học và các viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm tham gia thực hiện, chủ nhiệm các đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước và các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
Năm là, tiếp tục mở rộng kênh hoạt động Diễn đàn khoa học, Hội thảo khoa học nhằm thu hút các nhà khoa học trên cả nước cùng trao đổi các vấn đề quan trọng của đất nước, nâng cao vị thế cho Viện Hàn lâm trong lĩnh vực này.
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ghi nhận những đóng góp và kết quả đạt được trong hoạt động hợp tác giữa hai bên. Đồng thời cũng yêu cầu Viện Hàn lâm có kế hoạch rà soát lại tiến độ thực hiện của các Đề án liên quan đến 2 Đề án trọng điểm là Đề án Óc Eo và Đề án Bách khoa toàn thư. Yêu cầu Viện Hàn lâm có ý kiến chính thức về đề xuất thời gian gia hạn Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; Thực hiện quy trình sửa đổi bổ sung thông tư số 94/2018/TT-BTC theo đúng quy trình, làm cơ sở pháp lý để Viện Hàn lâm đề nghị Bộ Tài Chính sửa đổi bổ sung Thông tư 94/2018/TT-BTC trong thời gian tới và có kế hoạch thực hiện các dự án xây dựng nhà mái che, dự án GIS cũng như nghiệm thu đề án thuộc dự án này vào cuối năm 2023…
|
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị |
Phát biểu tổng kết Hội nghị, TS. Phan Chí Hiếu đã cảm ơn những ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt. Đồng thời nhấn mạnh vào quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong hoạt động hợp tác giữa hai bên, nhấn mạnh vào thời gian thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến 2 đề án trọng điểm là Đề án Óc Eo và Đề án Bách khoa toàn thư Việt Nam. Đề xuất gia hạn các đề án này dự kiến đến hết năm 2030. Bên cạnh đó, Chủ tịch Viện Hàn lâm cũng mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiều hoạt động thiết thực hơn trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học của Viện Hàn lâm trong việc mở rộng sự tham gia vào các đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia; Phối hơp và hỗ trợ Viện Hàn lâm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và khai quật khảo cổ thuộc chương trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện đối với di tích khảo cổ Rộc Tưng – Gò Đá, An Khê do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, Viện Hàn lâm là cơ quan phối hợp theo thông báo số 173/TB-VPCP; Hỗ trợ Viện Hàn lâm mở rộng các chương trình cấp Bộ trọng điểm để phục vụ các nhiệm vụ quan trọng do Đảng và Chính phủ yêu cầu thực hiện trong thời gian tới./.
Phạm Vĩnh Hà