Đề tài: “Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình cấp bộ: Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử - Văn hóa các di tích khảo cổ học thời kỳ lịch sử ở Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam được phát hiện từ năm 1998 đến 2010”

17:00 18/11/2014
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Ngày 18 tháng 11 năm 2014, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức nghiệm thu cấp Bộ đề tài: “Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình cấp Bộ: Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử - Văn hóa các di tích khảo cổ học thời kỳ lịch sử ở Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam được phát hiện từ năm 1998 đến 2010” do PGS.TS. Tống Trung Tín làm chủ nhiệm, Viện Khảo cổ học là cơ quan thực hiện. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại xuất sắc.

PGS.TS. Tống Trung Tín, chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài

 

Đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử-văn hóa các di tích khảo cổ học Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam được phát hiện từ năm 1998 đến 2010”, mã số CT 10-11 của Viện Khảo cổ học do PG.TS. Tống Trung Tín làm chủ nhiệm. Báo cáo được thực hiện dựa trên kết quả 3 đề tài nhánh và 01 nhiệm vụ cấp Bộ của các tác giả trong Viện Khảo cổ học: (1) “Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử-văn hóa Việt Nam qua các di tích khảo cổ học Tiền sử ở Miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện từ năm 1998 đến 2010” do PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử làm chủ nhiệm; (2) “Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử-văn hóa Việt Nam qua các di tích khảo cổ học Sơ sử ở Miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện từ năm 1998 đến 2010” do PGS.TS. Bùi Văn Liêm làm chủ nhiệm; (3) “Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử-văn hóa Việt Nam qua các di tích khảo cổ học Lịch sử ở Miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện từ năm 1998 đến 2010” do PGS.TS. Lê Đình Phụng làm chủ nhiệm; (4) Nhiệm vụ “Xây dựng hệ thống bản đồ khảo cổ học Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam – Tỷ lệ 1:1.500.000 do PGS.TS. Nguyễn Quang Miên làm chủ nhiệm.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 phần. Phần thứ nhất: Giá trị lịch sử-văn hóa của các di tích khảo cổ học thời đại Đá ở Miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1998 đến nay. Phần thứ hai: Giá trị lịch sử-văn hóa của các di tích khảo cổ học thời Kim khí ở Miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1998 đến nay. Phần thứ ba: Giá trị lịch sử-văn hóa của các di tích khảo cổ học Lịch sử ở Miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1998 đến nay.

Toàn cảnh Nghiệm thu

 

Báo cáo đã hệ thống hóa những phát hiện, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học quan trọng từ thời đại đá cũ đến thời kỳ lịch sử ở Miền Trung và Tây Nguyên vượt qua cả giới hạn về thời gian và không gian của đề tài; kết nối các thời đại khảo cổ (thời đại Đá cũ, thời đại Kim khí và khảo cổ học Lịch sử) ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, so sánh nó trong bối cảnh rộng hơn; đánh giá các giá trị nổi bật của các văn hóa khảo cổ, các di tích khảo cổ quan trọng ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nhằm làm rõ nguồn gốc dân tộc, lịch sử và văn hóa Việt Nam; đánh giá các giá trị nổi bật của văn hóa khảo cổ, các di tích khảo cổ quan trọng ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nhằm làm rõ nguồn gốc dân tộc, lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, trên cơ sở những nghiên cứu và tư liệu khảo cổ mới, Đề tài đã tổng hợp, khái quát những đặc trưng cơ bản của di tích, di vật theo không gian và thời gian từ Đá cũ đến các giai đoạn lịch sử ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đây là công trình đầu tiên phác thảo tiến trình phát triển văn hóa, kết nối các giai đoạn phát triển ở khu vực, đặc biệt là quá trình giao lưu, hòa hợp văn hóa và quản lý khu vực Miền Trung và Tây Nguyên của người Việt trong tiến trình lịch sử./.

 

Nguyễn Vũ

 

In trang Chia sẻ

Tin khác