|
|
|
TS. Trần Ngọc Ngoạn, Phó Viện trưởng, TBT Tạp chí Địa lý nhân văn phát biểu đề dẫn tại Hội thảo |
|
Toàn cảnh Hội thảo |
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo TS. Trần Ngọc Ngoạn, Phó Viện trưởng, Tổng biên tập Tạp chí Địa lý nhân văn nhấn mạnh: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề mang tính toàn cầu, được cả loài người quan tâm. Cuộc đấu tranh chống lại sự nóng lên của khí hậu toàn cầu đã thực sự trở thành vấn đề an ninh của toàn thế giới trong thế kỷ XXI. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của BĐKH, hậu quả của điều đó là rất nghiêm trọng và là một trong những nguy cơ hiện hữu cho những mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. BĐKH sẽ dẫn đến những tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên, trong đó phải để đến là tài nguyên nước mà hậu quả trực tiếp là giá lương thực, thực phẩm sẽ trở lên đắt đỏ bởi mùa màng thất bát do thảm họa thiên nhiên như bão lụt, khô hạn… Trong những năm gần đây ở nước ta đã đề cập đến nhiều vấn đề liên kết vùng trong phát triển kinh tế, tuy nhiên các kết quả trong thực tế còn rất hạn chế, các nghiên cứu còn mỏng và yếu, thiếu tính thống nhất làm nền tảng cho việc ban hành các chính sách phù hợp. TS. Phó Viện trưởng hy vọng, Hội thảo sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực vào cơ sở lý luận cho đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, giúp Đề tài được triển khai đúng hướng, đạt hiệu quả khoa học và hàm lượng lý luận cao theo đúng mục tiêu đề ra.
ThS. Nguyễn Song Tùng, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam” phát biểu tại Hội thảo |
|
Khẳng định về tầm quan trọng trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài, ThS. Nguyễn Song Tùng nhấn mạnh: Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được thực trạng, thách thức và triển vọng của liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH, đề xuất các quan điểm, giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Thực tế cho thấy tác động của BĐKH ở nước ta rất đa dạng theo từng khu vực, vùng, miền. Tuy nhiên, việc vượt qua phạm vi ảnh hưởng của BĐKH dường như lại vượt qua khả năng ứng phó độc lập của từng địa phương riêng lẻ. Điều đó cho thấy, sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương và vùng miền là điều rất cần thiết trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam và điều này cần phải được xác định bởi những mục tiêu liên kết ứng phó với BĐKH một cách cụ thể, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp.
4 tham luận được trình bày tại Hội thảo đã tập trung vào các vấn đề như: Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế xã hội các vùng và liên vùng ở Việt Nam; Bàn về cơ sở lý luận xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển vùng ở Việt Nam; Bản đồ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến đổi khí hậu. Các ý kiến đã cùng bàn luận thẳng vào những vấn đề mà đề tài cần làm rõ như khái niệm về liên kết vùng, liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH; Các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của đề tài; Cách thức triển khai nội dung nghiên cứu của đề tài; Cách thức phối hợp nhóm chuyên gia với nhiều quan điểm và gợi mở rất đáng chú ý, có tính khả thi cao trong việc triển khai các nội dung nghiên cứu sắp tới của đề tài.
Tổng kết Hội thảo, Th.S. Nguyễn Song Tùng khẳng định, nội dung trao đổi giữa các chuyên gia sẽ là cơ sở quan trọng, giúp Đề tài nhận diện rõ hơn các nội dung và lộ trình nghiên cứu sắp tới và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận quan trọng giúp Đề tài thực hiện thành công nhiệm vụ nghiên cứu, tham vấn xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
Phạm Vĩnh Hà