![Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo](/KND/TinTucVn/PublishingImages/TinTuc/AnhNoiDung/nb1%20-%2018.7.2023.png)
Hội thảo đã thu hút được 150 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo, trong đó có 13 đại biểu đến từ Cộng Hòa Pháp, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Inđônexia, Thái Lan, Senegan,.. . Hội thảo đã nhận được gần 200 bài viết, qua quá trình phản biện, biên tập, Ban tổ chức lựa chọn được 85 bài viết (tiếng Anh và tiếng Việt) xuất bản trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế có chỉ số ISBN.
Về phía các đại biểu tham dự: có TS Huỳnh Thành Lập, Nguyên UVBTV, Nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Phó chủ tich Hội người cao tuổi Việt Nam, Chủ tich Hội người cao tuổi TPHCM; PGS.TS Trương Thị Hiền, Nguyên giám đốc Học viện Cán bộ TPHCM, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học và Hội nữ Tri thức TPHCM; TS Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực 4; TS Trần Văn Khuyên, Bí thư Huyện ủy, Huyện Hóc Môn, TS Nguyên Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ TPHCM; TS Nguyễn Việt Long, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Bình Dương; TS Hồ Thị Trinh Anh Đại diên Ban Tuyên Giáo Thành ủy TPHCM; Ông Nguyễn Công Khánh, đại diện Sở KHCN Tỉnh Đồng Nai; Ông Nguyễn Văn Thanh, Đại diện Sở KHCN TPHCM. TS Từ Minh Thiện, Nguyên Phó Trưởng Ban quản lý KCNC TPHCM, Chủ tịch HĐQT STATA Việt Nam,…và nhiều đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia từ các Trường, viện của Việt Nam và Thế giới.
Về phía Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ có: TS Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện Trưởng; PGS.TS Hồ Viêt Hạnh, nguyên Viện trưởng; TS Trần Minh Đức, Phó Viện trưởng và hơn 10 nhà khoa học, cán bộ chủ chốt của Viện.
Về Phía Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ có, PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện, PGS.TS Lê Thanh Sang, Nguyên Viện trưởng, TS Phú Văn Hẳn, Phó Viện trưởng, TS Nguyễn Khánh Trung Kiên Phó Viện trưởng và cán bộ chủ chốt và các chuyên gia của Viện.
Phát biểu chào mừng và khai mạc hội thảo, GS.TS Sylvaine CASTELLANO Giám đốc Nghiên cứu kiêmTrưởng khoa, Trường Kinh doanh EM Normandie (Cộng hòa Pháp) đã cảm ơn và chào mừng các đại biểu, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cơ quan báo chí, các đơn vị đã hợp tác tổ chức hội thảo khoa học ý nghĩa và thiết thực này.
Trong báo cáo, đã đánh giá vai trò và tiềm năng của ngành du lịch nói chung trong đó có ngành du lịch Việt Nam và vùng Nam Bộ. Theo đó, du lịch là ngành công nghiệp không khói và là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 nhấn mạnh: Phát triển du lịch bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Phát triển du lịch bền vững cũng là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn các giá trị, bản sắc văn hóa, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, ngành Du lịch Việt Nam đã tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, thông tin, dịch vụ du lịch, nơi vui chơi, giải trí, văn hóa... phục vụ du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, bảo đảm tính bền vững môi trường và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tạo nên “đòn bẩy” quan trọng giúp Việt Nam trở thành điểm đến thu hút đối với du khách trong nước và quốc tế.
Phát triển du lịch bền vững là phát triển những hoạt động du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của các thành phần tham gia du lịch… trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên; đồng thời có ý thức đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Vùng Nam Bộ với Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (ĐBSCL) bao gồm 19 tỉnh với nhiều địa hình sinh thái khác nhau của hệ sinh thái sông, biển, đồng bằng và một phần đất đỏ bazan tiếp giáp cao nguyên, với nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh – một đô thị lớn nhất của Việt Nam… đã tạo ra nhiều tiềm năng cho phát triển ngành du lịch.
Các chủ đề bài viết đa dạng, từ những vấn đề lý thuyết cho đến những vấn đề thực tiễn đặt ra trong phát triển bền vững du lịch của cả vùng Nam Bộ hay những phạm vi hẹp hơn ở một số địa phương, khu vực cụ thể. Một số tác giả bài viết nghiên cứu, nhận diện cơ hội, tiềm năng và đưa ra ý tưởng khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống, từ những di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ, các di sản Hán Nôm, văn học, âm nhạc và nghệ thuật trình diễn dân gian cho đến du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch ẩm thực, du lịch tâm linh, du lịch xanh và vai trò của truyền thông trong việc phát triển ngành “kinh tế không khói” theo các xu hướng bền vững, tuần hoàn và tăng trưởng xanh hiện đang được thế giới quan tâm. Bên cạnh đó, trong hội thảo này cũng có nhiều bài viết bàn về việc thích ứng với Covid-19 và biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tư vấn chính sách liên quan đến giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, liên kết phát triển du lịch, thu hút đầu tư cũng như những bài học kinh nghiệm từ quốc tế có thể áp dụng cho Việt Nam để phát triển bền vững ngành du lịch ở vùng Nam Bộ.
![](/KND/TinTucVn/PublishingImages/TinTuc/AnhNoiDung/nb5%20-%2018.7.2023.png) |
![](/KND/TinTucVn/PublishingImages/TinTuc/AnhNoiDung/nb6%20-%2018.7.2023.png) |
Quang cảnh Hội thảo
Nội dung hội thảo với các nhóm chủ đề: (i) phát triển bền vững ngành du lịch trong bối cảnh hiện nay; (ii) di sản văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch; (iii) các bài học kinh nghiệm, giải pháp và chính sách phát triển bền vững ngành du lịch ở Nam Bộ. Chủ đề hội thảo rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất do đại dịch.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn khoa học để các học giả trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ các vấn đề lý luận, thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách cho phát triển du lịch bền vững và vì mục tiêu phát triển bền vững kinh tế, xã hội của Việt Nam.
![Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm](/KND/TinTucVn/PublishingImages/TinTuc/AnhNoiDung/nb7%20-%2018.7.2023.png)
PV. Tổng hợp