Cùng đi với Đại sứ có Bà Ogawa Meguimi, Trưởng ban, Ban Chính trị Đại sứ quán; Bà Yamaguchi, Bí thư Thứ Ba, Thư ký Đại sứ; Bà Sakuma Rumiko, Tùy viên nghiên cứu và Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Nhân viên Ban Chính trị.
Cùng tiếp với Chủ tịch Viện Hàn lâm có ThS.Nguyễn Thanh Hà, Trưởng ban, Ban Hợp tác quốc tế; TS. Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Trung Quốc; PGS.TS.Võ Xuân Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng điều hành, Viện Kinh tế Việt Nam và Bà Lê Hoàng Anh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, phiên dịch.
Trong không khí thân tình và cởi mở, hai bên đã cùng nhau giới thiệu sơ lược các chức năng, nhiệm vụ và tình hình chung của mỗi cơ quan. Thay mặt Ban lãnh đạo, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã nhiệt liệt chào mừng Đại sứ Ito Naoki cùng đoàn đại biểu đã đến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; chúc mừng Đại sứ Ito Naoki đã được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và bày tỏ tin tưởng vào sự đóng góp của Đại sứ trong nhiệm kỳ tại Việt Nam sẽ có ý nghĩa tích cực, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển bền vững hơn trong giai đoạn sắp tới.
Trên cơ sở giới thiệu sơ lược về chức năng, nhiệm vụ và những định hướng phát triển chung, Chủ tịch Viện Hàn lâm bày tỏ mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trên nhiều phương diện, trong đó chú trọng vào vấn đề thúc đẩy hợp tác khoa học và trao đổi nghiên cứu, nhằm đẩy mạnh vai trò của lý luận trong công tác tham mưu, tư vấn chính sách hướng tới sự phát triển chung và thịnh vượng của hai quốc gia.
Cảm ơn sự đón tiếp thân tình và trọng thị của Chủ tịch Viện Hàn lâm, Đại sứ Ito Naoki đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế, an ninh, chính trị của Nhật Bản; Chia sẻ những vẫn đề quan tâm liên quan đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á và khẳng định quan điểm xuyên suốt của Nhật Bản trong vấn đề hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và toàn thế giới. Bên cạnh đó, Đại sứ cũng bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến những vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển bền vững và các chính sách phát triển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay.
Cảm ơn những ý kiến của Đại sứ Ito Naoki, Chủ tịch Viện Hàn lâm cũng cho rằng các ý kiến của Đại sứ Ito Naoki đã gợi mở được nhiều hướng hợp tác chặt chẽ hơn giữa Viện Hàn lâm và Đại sứ quán Nhật Bản. Trên cơ sở các hướng hợp tác được gợi mở cũng như hướng tới việc triển khai các dự án hợp tác tới đông đảo đối tác và bạn bè quốc tế, Viện Hàn lâm sẽ luôn tích cực trong các hoạt động mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế trong đó Nhật Bản chú trọng vào 3 trụ cột là nghiên cứu tư vấn chính sách, thúc đẩy hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn hướng tới xây dựng và nâng tầm vị thế của Viện Hàn lâm thành Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm ngang tầm các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Viện Hàn lâm cũng đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác từ các đối tác Nhật Bản và cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới của Viện Hàn lâm nói riêng và giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, vai trò của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là rất quan trọng nhất là trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác nghiên cứu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia nói riêng và trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông nói chung.
Trên cơ sở những nội dung thảo luận Chủ tịch Viện Hàn lâm và Đại sứ Ito Naoki đều nhất trí về phương hướng hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới, đặc biệt là việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu và chia sẻ diễn dàn học thuật. Hội thảo quốc tế hợp tác gần nhất giữa hai bên dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 3/2025; hai bên cũng tích cực hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động giao lưu, gặp mặt thảo luận về các chủ đề hai bên cùng quan tâm giữa lãnh đạo Viện Hàn lâm và Đại sứ quán Nhật Bản sẽ diễn ra định kỳ hơn trong thời gian tới...
Các nội dung trao đổi và định hướng hợp tác đã mở ra cơ hội cho các hoạt động hợp tác được diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên hơn làm tiền đề cho các kế hoạch, dự án hợp tác giữa hai bên sẽ được thực hiện trong trong năm 2025 và các năm sắp tới./.
Phạm Vĩnh Hà