Nghiên cứu KHXH & NV

Chung tay giảm thiểu nguy cơ tác động của con người đến thiên nhiên và môi trường Việt Nam

Mới đây, Viện Địa lí nhân văn (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nguy cơ tác động của các hoạt động phát triển đến thiên nhiên và môi trường Việt Nam”. Bên cạnh việc khẳng định hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, cung cấp cho con người những lợi ích vô giá như ổn định khí hậu, lọc không khí, cung cấp oxy, cung cấp nguồn nước, thức ăn,… Hội thảo còn làm rõ thêm các mối đe dọa vô cùng to lớn đến từ nạn chặt phá rừng; ô nhiễm nước, hạn hán hay nạn khai thác quá mức các trữ lượng tự nhiên do con người thực hiện, có tác động tiêu cực tới thiên nhiên và môi trường, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến đông đảo người dân những vấn nạn đáng quan ngại liên quan đến tác động của con người đối với thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
Xem thêm >>

“Quan hệ Việt Nam - Châu Phi trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế thế giới”

Châu phi gồm 54 quốc gia, diện tích khoảng 30.221.532km2, chiếm 20,4% tổng diện tích trái đất, đứng thứ 3 trên thế giới sau Châu Á và Châu Mỹ, dân số 1,2 tỷ người chiếm 16% dân số thế giới. Trong chính sách đối ngoại của mình Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với Châu Phi trên hầu hết tất cả các phương diện. Với các hoạt động hợp tác thuộc “Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2004-2010”; “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015” và gần đây nhất là “Đề án Phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Châu Phi và các nước Trung Đông - Châu Phi giai đoạn 2016-2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10/2016, quan hệ Việt Nam - Châu Phi đã không ngừng được củng cố và tăng cường, thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ.
Xem thêm >>

Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của quá trình hội nhập… khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, nhiều di sản đang phải đối mặt với sự mai một, đòi hòi sự chung tay bảo tồn của các cấp các ngành, trở thành nhu cầu cấp thiết trong đời sống đương đại hiện nay.
Xem thêm >>

Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF

Nhận lời mời của Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab, tối 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam (WEF) lần đầu tiên bằng hình thức trực tuyến với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm và đổi mới sáng tạo.” Tại đối thoại lần này, Thủ tướng có bài phát biểu quan trọng với thông điệp chính sách mạnh mẽ khẳng định nỗ lực và quyết tâm Việt Nam về phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện tầm nhìn, mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước. Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng:
Xem thêm >>