Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Tôn giáo học “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm”

17:00 26/08/2020
0:00
/
0:00
Cỡ chữ: A- | A+
Độ tương phản: - | +
Ngày 25/8/2020, tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, NCS. Phạm Thị Chuyền đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Tôn giáo học; Chuyên ngành: Tôn giáo học; Mã số: 9 22 90 09; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Khắc Thuân; TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh.

Phát biểu tại buổi Lễ NCS. Phạm Thị Chuyền cho biết: Luận án tiến hành khảo cứu các nguồn tư liệu Hán Nôm (chính sử, bi ký và văn chương) để làm rõ diện mạo và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) ở những phương diện rất cơ bản, như: Cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ, tư tưởng và đối tượng thờ Phật giáo thời Lê sơ, một số thực hành Phật giáo thời Lê sơ để làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ trên căn bản những gì đã được trình bày về diện mạo và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa thời Lê sơ thời Lê sơ.

NCS. Phạm Thị Chuyền chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng tại buổi Lễ

Đánh giá kết quả đạt được của Luận án, Hội đồng nhất trí cho rằng: Luận án luận án đầu tiên nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ từ cách tiếp cận liên ngành Hán Nôm học – Sử học và Tôn giáo học. Về phương diện lý luận: Luận án đã cho thấy, sử liệu từ tổng hợp những nguồn chính sử, bi ký và văn chương cho phép nhận diện khái quát hơn, gần với sự thực hơn, chi tiết hơn về Phật giáo thời Lê sơ cũng như nhận định rõ ràng hơn về ảnh hưởng của nó trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ. Chỉ ra tâm thức và thực hành Phật giáo từ cấp độ cá nhân tới gia đình tới cộng đồng thời Lê sơ rất đa dạng, ở cấp độ cá nhân, thông qua các khảo cứu cho thấy nhiều dấu hiệu xuất hiện trong văn chương. Ở cấp độ gia đình, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong văn chương và bi ký. Ở cấp độ cộng đồng, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong bi ký và chính sử. Mặt khác, Luận án không chỉ mô tả diện mạo, nhận định ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ, mà còn so sánh với diện mạo và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội thời kỳ trước đó. Trong sự so sánh, những đặc điểm về diện mạo và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ được nhấn mạnh, nhờ vậy chúng trở nên nổi bật hơn.

Về phương diện thực tiễn: Luận án đã làm rõ thêm thời Lê sơ khi Phật giáo không được lựa chọn làm nền tảng tư tưởng để quản trị đất nước, không nhận được sự hậu thuẫn của triều đình, Phật giáo lặng lẽ đi vào dân chúng và hệ quả từ sự hòa nhập của Phật giáo vào dân gian tạo ra mối liên hệ giữa Phật giáo với một số loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác. Kết quả của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đang theo học các chuyên ngành tôn giáo học, sử học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

Luận án được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.

Phạm Vĩnh Hà

(Nguồn Học viện KHXH)

 

In trang Chia sẻ

Tin khác