![](/KND/TinTucVn/PublishingImages/TinTuc/AnhNoiDung/chauphi.jpg)
Tham dự hội thảo có các ông Phạm Sỹ Tam và Trần Tam Giác, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập; ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE); đại diện lãnh đạo và các nhà khoa học đến từ Vụ Tây Á – Châu Phi, Học viện Quan hệ quốc tế (Bộ Ngoại giao), Viện Chiến lược Quân sự, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), Viện Chiến lược và Khoa học Công An, Tổng cục 5 (Bộ Công an); đại diện lãnh đạo và các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và các đơn vị trực thuộc khác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Ông Phạm Sỹ Tam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập và ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đồng chủ trì hội thảo.
Hội thảo được chia làm hai phiên với năm tham luận khoa học. Phiên đầu tiên do ông Phạm Sỹ Tam làm chủ tọa với ba tham luận:
- “Tổng quan về Cộng hòa Arab Ai Cập và quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập trong bối cảnh mới” của PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- “Tiến trình chuyển hóa hệ thống chính trị trong kỷ nguyên hậu Mùa xuân Arab ở Ai Cập” của Đại tá Lê Thế Mẫu, Viện Chiến lược Quân sự, Bộ Quốc Phòng.
- “Triển vọng tình hình Ai Cập và một số kiến nghị thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Ai Cập thời gian tới” của ông Bùi Hà Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Tây Á - Châu Phi, Bộ Ngoại giao.
Phiên thứ hai do ông Nguyễn Quang Khai làm chủ tọa với hai tham luận:
- “Quan hệ Việt Nam – Ai Cập sau chính biến” của TS. Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học Viện Ngoại giao.
- “Ai Cập trong làn sóng dân chủ “Mùa xuân Arập” của TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận sôi nổi trên tinh thần thẳng thắn về các nội dung: xu hướng biến chuyển của chính trị và kinh tế của Ai Cập trong thời kì mới; vai trò của Ai Cập trong khu vực Bắc Phi - Trung Đông, thế giới Ảrập và Đề án Đại Trung Đông của Mỹ; khuyến nghị về chính sách ngoại giao của Việt Nam với Ai Cập dựa trên lược sử mối quan hệ giữa hai nước và tình hình thực tế tại Ai Cập… nhằm góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới để bổ sung cho việc hợp tác với Ai Cập của Việt Nam trong bối cảnh mới./.
Bùi Ngọc Tú- IAMES